Tài liệu: Quan chế Trung ương thời Tống (960 - 1279)

Tài liệu
Quan chế Trung ương thời Tống (960 - 1279)

Nội dung

QUAN CHẾ TRUNG ƯƠNG THỜI TỐNG (960 - 1279)

 

1/ TAM SƯ:

- Thái sư - Chánh nhất phẩm.

- Thái phó - Chánh nhất phẩm.

- Thái bảo - Chánh nhất phẩm. Từ niên hiệu Chính Hòa về sau gọi là Tam công. Nam Tống cũng gọi là Tam công.

2/ TAM CÔNG:

            - Thái úy

            - Tư đồ

- Tư không

Chính Hòa về sau gọi là Tam cô, gồm: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo cả ba đều là Chánh nhất phẩm. Nam Tống cũng gọi Tam cô.

3/ TẾ CHẤP:

- Tể tướng:

+ Đồng trung thư môn; Hạ bình chương sự, Tòng nhất phẩm. Nguyên Phong về sau chia ra các chức: Môn hạ đãi trung, Trung tư lệnh và Thượng thư lệnh thưng chỉ đặt danh mà không lấy người. Chính Hòa về sau thì đặt: Tả phụ, Hữu bật, hai chức này cũng không lấy người chỉ để hư danh. Chức Tả bộc xạ trước đây thì đổi thành Thái tể. Nam Tống đặt hai chức: Tả thừa tướng và Hữu thừa tướng đều hàng Chánh thất phẩm.

+ Tham tri chính sự - chức này là Phó tướng, Chánh thị phẩm. Nguyên Phong về sau: Thượng thư tả bộc xạ và Thượng thư hữu bộc xạ. Chính Hòa về sau lại đặt Thiếu tể (đổi từ Hữu bộc xạ) và đặt chức Môn hạ thị lang. Nam Tống đặt chức Tham tri chính sự (Phó tướng, Chánh thị phẩm).

- Khu mật viện:

+ Sứ (hoặc gọi Tri viện sự) - Tòng nhất phẩm. Từ Nguyên Phong về sau phân làm 2 chức: Tri viện sự và Đồng tri viện sự. Nam Tống cũng có 2 chức tương đương là Sứ (Tòng nhất phẩm) và Phó sứ.

+ Phó sứ (hoặc gọi là Đồng tri viện sự) - Chánh nhị phẩm. Từ Nguyên phong gọi là Kiểm thư viện sự. Chính Hòa lại đặt thêm Đồng kiểm thư viện sự. Nam Tống gọi là Tri viện sự (Chánh nhị phẩm) và Đồng tri viện sự (cũng Chánh nhị phẩm).

4/ TAM SẢNH:

- Môn hạ sảnh:

+ Thị trung (chức này không thường trao). Nguyên Phong về sau đặt: Thị lang, Tả tán kỵ thường thị -  Chánh tam phẩm, nhưng chức này cũng không thường trao.

+ Thị lang - chức này Nguyên Phong về sau gọi là Tả gián nghị đại phu (1 người Tòng tứ phẩm).

- Trung thư sảnh:

+ Lệnh (hư chức), Nguyên Phong về sau gọi Thị lang.

+ Thị Lang - Nguyên Phong về sau gọi Tả tán kỵ thường thị, nhưng không thường trao, (Chánh tam phẩm). Ngoài ra, còn đặt thêm các chức dưới Thị lang là Hữu gián nghị đại phu (1 người, Tòng tứ phẩm); Hữu chính ngôn (1 người, Tòng nhất phẩm).

- Thượng thư sảnh:

+ Lệnh (có chức nhưng không trao cho người giữ).

+ Tả bộc xạ (Chánh tướng), từ Chính Hòa về sau gọi là Thái tể (Chánh tướng).

+ Hữu bộc xạ (Chánh tướng), Từ Chính Hòa về sau gọi là Thiếu tể (cũng là Chánh tướng).

+ Tả thừa (Phó tướng).

+ Hữu thừa (Phó tướng).

5/ TAM TY SỨ

- Sứ (1 người).

- Phó sứ (3 người).

6/ HỌC SĨ VIỆN (VIỆN HỌC SĨ)

- Hàn lâm học sĩ (Chánh tam phẩm). Nam Tống gọi là Đoan minh điện học sĩ,

- Sùng chính điện thuyết thư - Tòng thất phẩm. Nguyên Phong về sau gọi là Hàn lâm thị độc học sĩ: Chánh thất phẩm, lại đặt thêm. Hàn lâm thị giảng học sĩ: Chánh thất phẩm, lại đặt thêm Hàn lâm thị giảng học sĩ: Chánh nhất phẩm.

7/ GIÁN VIỆN

Tri gián viện đại nhân.

8/ LỤC BỘ

- Bộ Lại:

+ Tri thẩm quan viện (2 người). Nguyên Phong về sau: Trưởng thư 1 người (Trưởng, Tòng nhị phẩm).

+ Phán bộ sự (2 người). Niên hiệu Nguyên Phong về sau: Thị lang một người (Phó, Tòng lam phẩm).

- Bộ Hộ:

+ Phán bộ sự ( 2 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm), thị lang 2 người (phó, Tòng tam phẩm).

- Bộ Lễ:

+ Phán lễ nghi viện (1 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm). Thời Nam Tống không thường đặt ra chức này: nếu có hàm, Tòng nhị phẩm.

+ Phán bộ sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Thị lang 1 người (phó, Tòng tam phẩm).

- Bộ Binh:

+ Phán bộ sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm), Thị lang 1 người (phó, Tòng tam phẩm).

- Bộ Hình:

+ Tri thẩm hình viện ( 1 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm).

+ Phán bộ sự (1 người). Nguyên Phong về sau Thị lang 2 người (phó, Tòng tam phẩm).

- Bộ công

+ Phán bộ sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư một người (Tòng nhị phẩm), Thị lang 1 người (Tòng tam phẩm).

9/ NGỰ SỬ ĐÀI

- Đại phu: (không trao Chánh phẩm, Tòng nhị phẩm). Niên hiệu Chính Hòa về sau: Trung Thừa (1 người Tòng tam phẩm).

- Trung thừa: (Tòng tam phẩm). Nguyên Phong về sau: Trung Thừa (1 người trưởng, Tòng tam phẩm).

- Điện trung thị ngự sử (Chánh thất phẩm).

- Giá sát ngự sử (Tòng thất phẩm).

10/ CỬU TỰ (chín tự).

- Thái thường tự:

+ Phán tự sự. Niên hiệu Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người, trưởng).

+ Phán thái thường lễ viện. Nguyên Phong về sau: Thiếu khanh (1 người, phó).

- Sùng chính tự.

+ Tri đại tông chính sự (1 người).

+ Phán thị sự (2 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng). Nam Tống: Khanh (không thường đặt chức này). Nguyên Phong về sau còn đặt thêm chức Thiếu khanh 1 người (phó). Nam Tống Thiếu khanh (1 người).

- Quang lộc tự:

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó).

- Vệ Úy tự:

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó).

- Thái bộc tự:

+ Quần mục sư 1 người. Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng).

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó). Chính Hòa về sau Khanh (1 người trưởng); Thiếu khanh (1 người phó).

- Đại lý tự:

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng); Thiếu khanh (2 người phó). Nam Tống: Khanh (1 người trưởng); Thiếu khanh (1 người phó).

- Hồng lô tự:

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người, trưởng); Thiếu khanh (1 người phó).

- Ty nông tự:

+ Phán tự sự ( 1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng); Thiếu khanh (1 người phó).

- Thái phủ tự:

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó).

11/ NGŨ GIÁM

- Quốc Tử Giám:

+ Phán giám sự (2 người). Nguyên Phong về sau: Tế tửu (1 người, trưởng, Tòng tứ phẩm).

+ Tư nghiệp: Tống sơ không đặt, Nguyên Phong về sau đặt (1 người, phó, Chánh lục phẩm).

- Thiếu phủ giám:

+ Phán giám sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Giám (1 người trưởng); Thiếu giám (1 người Phó).

- Tướng tác giám:

+ Phán giám sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Giám (người trưởng); Thiếu giám (1 người phó).

- Quân khí giám:

+ Lãnh ư tam ty (1 người). Nguyên Phong về sau: Giám (1 người trưởng); Thiếu giám (1 người phó).

- Đồ thủy giám:

+ Phán giám sự ( 1 người). Nguyên Phong về sau: Sứ giả (1 người).




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1048-02-633386626398125000/He-thong-quan-che-Trung-Quoc-thoi-phong-k...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận