Sản xuất thủy tinh như thế nào?
Thủy tinh là chất liệu gây ngạc nhiên nhiều nhất trong số các chất mà công nghiệp chế tạo ra. Nó là loại cứng nhất nhưng cũng dễ vỡ nhất. Trong suốt với ánh sáng và nhiệt của mặt trời, nó không cho nhiệt của lò sưởi thoát ra ngoài. Một vài loại thủy tĩnh nóng chảy trong nước, những loại khác có nhiều lỗ nhỏ. Chúng có mục đích sử dụng khác nhau trong cuộc sống.
Thủy tinh được biết tới từ thời cổ đại. Người Gaulois đã biết tạo cho chúng những sắc màu chói lọi. Venise đã sản xuất ra thủy tinh và giữ bí quyết để bán ra cho toàn châu Âu. Những nhà máy kiểu này ở Pháp chỉ ra đời vào thế kỷ 16. Để khuyến khích thợ thủy tinh nhà vua phong cho họ tước qúy tộc.
Ngày xưa làm thủ công, ngày nay việc sản xuất thủy tinh đã hầu như được tự động hóa hoàn toàn, trừ loại thủy tinh trong suốt dùng làm thấu kính và một số sản phẩm nghệ thuật.
Thứ chất kỳ diệu này thu được dễ nhất trên thế giới, khi làm chảy silíc (hơn 60%) và cacbonat natri (15%) và bồ tạt (cacbonat kali, 5%) ở nhiệt độ dao động từ 1000 đến 15000 trong một lò đúc hoặc lò luyện. Cho thêm một lượng nhỏ chì, bôrắc (hàn the), asen hoặc ăngtimoan sẽ cho ra pha lê, thủy tinh dùng làm thấu kính, gốm hoặc thủy tinh giả ngọc. Chất lượng của thủy tinh phụ thuộc vào công đoạn làm nguội nó. Người ta có thể thổi, tráng, đổ khuôn và kéo sợi, mài bóng, cưa cắt, khắc lên nó với những điều kiện là phải có chất cứng nhất: kim cương.