Tài liệu: Sự hụt khối lượng và năng lượng nguyên tử

Tài liệu
Sự hụt khối lượng và năng lượng nguyên tử

Nội dung

SỰ HỤT KHỐI LƯỢNG VÀ NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

 

 

Nếu đem 1kg bí đỏ thêm vào 1kg dưa đỏ sẽ được 2 kg. Nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy nếu đem l đơn vị khối lượng trung tử (nơtron) cộng với 1 khối lượng protơn ta se không thu được hạt nhân nguyên tử bằng hai đơn vị khối lượng. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều phép đo đạc và chứng minh rằng, với bất kỳ hạt nhân nguyên tử nào, khối lượng hạt nhân cũng nhỏ hơn tổng số khối lượng các hạt proton và nơtron tạo nên nó. Các nhà khoa học gọi sự thiếu hụt khối lượng này gọi là sự hụt khối lượng.

Vào thế kỷ XX, xuất phát từ lý thuyết tương đối đã đưa đến mối quan hệ nổi tiếng về mối quan hệ giữa khối lượng và năng lượng E=mc2. Như vậy với tiền đề vận tốc ánh sáng là bất biến và bằng c thì giữa năng lượng E và khối lượng m của vật chất có mối quan hệ hằng định. Vì hạt nhân  nguyên tử có khối lượng nhỏ hơn tổng khối lượng của proton và nơtron tạo nên nó, nên khi các thành phần kết hợp tạo nên hạt nhân nhất định sẽ giải phóng ra năng lượng. Từ phát hiện này các nhà khoa học đi đến nhận định: Bằng cách nào đó tìm được biện pháp làm giảm khối lượng thì loài người sẽ thận được năng lượng nguyên tử.

Điều này đã kích thích ý thức tìm tòi và người đầu tiên chứng minh điều đó là nhà vật lý học người Pháp Joliot Curie. Vào năm 1939 khi ông làm thí nghiệm dùng nơtron để bắn phá hạt nhân Uran, ông tìm thấy hạt nhân Uran bị vỡ thành hai mảnh đồng thời giải .hóng một lượng lớn năng lượng. Vì năng lượng này do hạt nhân nguyên tử giải phóng ra nên người ta gọi đó là năng lượng nguyên tử. Đồng thời Joliot Curie còn nhận thấy, khi hạt nhân Uran bị phân rã sẽ phóng ra 2, 3 hạt nơtron mới, các nơtron này có thể làm phân rã các hạt nhân Uran khác giải phóng ra nhiều năng lượng, đồng thời lại giải phóng ra nhiều nơtron, các nơtron này lại tiếp tục phân rã cùng nhiều hạt nhân Uran khác. Các nhà khoa học gọi đây là phản ứng dây chuyền. Nếu các hạt nhân Uran đủ nhiều thì loại phản ứng dây chuyền xảy ra càng nhanh và sinh ra các vụ nổ nguyên tử gọi là bom nguyên tử. Nhưng nếu lại khống chế, điều khiển được phản ứng thì lại có thể tạo được các 1ò phản ứng nguyên tử, có thể lợi dụng năng lượng giải phóng ra để phát điện, chế tạo các máy động lực cho hạm tàu, máy bay. Đồng thời có thể sử dụng các nguyên tố đồng vị sinh ra từ phản ứng phân rã hạt nhân vào các mục đích sản xuất nông nghiệp, y học, quốc phòng và tiến hành các nghiên cứu khoa học.

Như vậy nhờ nguyên cứu tinh vi, thận trọng của các nhà khoa học tránh cho loài người khỏi lạm dụng năng lượng nguyên tử vào các mục đích phá hoại.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/548-02-633341015909491250/Vat-ly----Mien-dat-moi/Su-hut-khoi-luong-v...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận