Tài liệu: Thí nghiệm chứng minh từ tính của dòng điện

Tài liệu
Thí nghiệm chứng minh từ tính của dòng điện

Nội dung

THÍ NGHIỆM CHỨNG MINH TỪ TÍNH CỦA DÒNG ĐIỆN 

Từ năm 1820 sau khi nhà vật lý Đan Mạch Oersted phát minh hiệu ứng điện từ, nhiều nhà khoa học đã xem xét vấn đề: nếu dòng điện đã sinh ra từ, liệu từ có sinh ra điện không? Nhiều nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm mong giải đáp được câu hỏi đó. Người đầu tiên thu được kết quả là nhà vật lý học người Anh Farađay.

Năm 1822, lúc Faraday 31 tuổi, ông bắt đầu tiến hành các thí nghiệm biến từ thành điện. Trải qua 10 năm nỗ lực, cuối cùng đến năm 1831 Faraday đã phát minh ra hiện tượng biến từ thành điện. Đó là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Thí nghiệm đầu tiên Faraday thực hiện như sau. Ông quấn hai cuộn dây vào một vòng sắt. Cuộn A nối với pin, cuộn B nối với đồng hồ đo dòng điện. Ông nhận thấy mỗi khi đóng hoặc ngắt mở khoá K để cho dòng điện hoặc ngắt dòng điện vào cuộn dây A thì kim của đồng hồ đo dòng điện bị lệch. Điều đó chứng minh lúc bấy giờ trong cuộn dây B có dòng điện. Thế nhưng dòng điện trong cuộn B bị ngắt quãng. Lúc dòng điện trong cuộn A đã ổn định thì kim đồng hồ đo dòng không chuyển động nữa. Faraday còn nhận thấy sự thực thì không cần đến vòng sắt, nếu bỏ vòng sắt rồi làm thí nghiệm thì cũng quan sát hiện tượng đã mô ta ở trên chỉ có điều dòng điện trong cuộn B có yếu hơn một chút. Hiện tượng vừa mô tả được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.

Faraday cho rằng: ở cuộn dây B chỉ nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của hiệu ứng từ của  dòng điện chạy trong cuộn đây A, ngoài ra không có một liên hệ nào khác và dòng điện trong cuộn B chỉ xuất hiện khi có sự thay đổi hiệu ứng từ dòng điện chạy trong cuộn A. Đó chính là hiện tượng chuyển hóa từ thành điện mà sau 10 năm tìm tòi Faraday đã tìm ra, Faraday đã thiết lập được định luật cơ bản của hiện tượng cảm ứng điện từ biểu thị mối quan hệ lửa từ và điện là cơ sở cho môn điện kỹ thuật hiện đại.

Faraday còn ứng dụng nguyên lý cảm ứng điện từ để thiết kế nên cỗ máy phát điện cảm ứng đầu tiên trong lịch sử.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/546-02-633341003821210000/Dien-va-tu/Thi-nghiem-chung-minh-tu-tinh-c...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận