SAO MINH VƯƠNG RỐT CỤC CÓ ĐƯỢC COI
LÀ HÀNH TINH LỚN CỦA HỆ MẶT TRỜI KHÔNG?
Năm 1930, Tanbo đã phát hiện ra sao Minh Vương. Nhưng phát hiện này trong thời gian dài vẫn luôn gây ra những cuộc tranh cãi tương đối lớn. Ngoài việc quỹ đạo thực tế của, nó có sự sai lệch với dự đoán, thì trung tâm của những việc tranh luận về thân thế của sao Minh Vương vẫn nằm chủ yếu ở lượng chất và kính cỡ của nó.
Sau khi sao Minh Vương được phát hiện không lâu, năm 1936, hai nhau thiên văn học là Heintertun và Kuber đề xuất rằng, sao Minh Vương không thể coi là hành tinh lớn của hệ mặt trời, chẳng qua chỉ là một vệ tinh chạy trốn khỏi sao Hải Vương mà thôi- Theo quan điểm của họ thì sao Minh Vương và Hải Vệ I ban đầu đều là những vệ tình này ở vị trí tương đối gần nhau, dưới tác dụng của lực hấp dẫn, Hải Vệ I trở thành vệ tinh quay ngược, còn sao Minh Vương lại có tốc độ rất cao, tách khỏi sao Hải Vương và trở thành hành tinh thứ 9 quay quanh mặt trời. Theo suy đoán lúc đó thì lượng chất của sao Minh Vương lớn hơn Hải Vệ I, do vậy quan điểm này trong một thời gian được nhiều người chấp nhận.
Ban đầu, đường kính của sao Minh Vương mà con người dự đoán là 6.000km. Sau đó lợi dụng sự quan trắc khi sao Minh Vương che lấp các sao khác, đã tính ra được giới hạn trên của nó là 6. 800km. Năm 1979, lợi dụng kỹ thuật mới dùng máy can thiệp theo điểm chấm, đã tính được đường kính là 3000 - 3.600km, nhỏ hơn mặt trăng. Năm 1990, dùng kính viễn vọng không gian để đo được đường kính của sao Minh Vương là 2 .284km, vệ tinh của sao Minh Vương là 1,192km. Còn về chất lượng của sao Minh Vương, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cũng tính được những con số ngày càng chính xác. Trước khi sao Minh Vương chưa được phát hiện, theo quan trắc quỹ đạo của sao Thiên Vương và sao Hài Vương, đã dự báo còn tồn tại một thiên thể di động nửa, chất lượng của nó có thể bằng 6,6 lần chất lượng của trái đất. Sau khí phát hiện ra sao Minh Vương, năm 1930 ~ 1940, con người đã tính được chất lượng của sao Minh Vương bằng với trái đất.
Năm 1978 đã phát hiện ra vệ tinh của sao Minh Vương, sự đo đạc về chất của sao Minh Vương lại đến lên một bậc thang mới, độ chính xác được nâng cao rõ rệt. Lúc này, chất lượng của sao Minh Vương được tính ra chỉ bằng 0,0015 ~ 0,0024 lần so với chất lượng của trái đất. Mật độ là 0, 3 ~ 2,5 g/cm3, chất lượng nhỏ như vậy làm sao có thể làm cho hướng chuyển động của Hải Vệ I chuyển từ hướng thuận sang hướng ngược được? Do đó, quan điểm của Heintetun và Kuber là không chính xác. Đương nhiên, về sự xuất thân của sao Minh Vương còn có những quan điểm khác, ví dụ như có người cho rằng, sao Minh Vương là một vệ tinh của sao Hải Vương, còn Hải Vệ I là một thiên thể hình thành bên trong hệ mặt trời, có dạng nham thạch và giống như một tiểu hành tinh, nó và một hành tinh nhỏ khác hình thành nên một quỹ đạo có tỉ lệ lệch tâm rất lớn và chạy vào hệ thống của sao Hải Vương, đuổi sao Minh Vương ra khỏi hệ thống của sao Hải Vương, còn bản thân nó lại biến thành vệ tinh chuyển động ngược, vệ tinh của sao Minh Vương cũng bị tách ra khỏi sao Minh Vương do sự kiện này.
Hiện nay, mặc dù việc sao Minh Vương trước đây có phải là vệ tinh của sao Hải Vương hay không vẫn còn chưa được định luận, nhưng sự thật quan trắc khi nó quay xung quanh mặt trời đã nói rõ, nó nhất định là một hành tinh, do chất lượng và kích cỡ của nó đều ít hơn nhiều so với các hành tinh khác nên có nhà thiên văn học đã muốn quy nó vào dạng tiểu hành tinh, có điều, đường kính của sao Cốc Thần - tiểu hành tinh lớn nhất - không đến 1.000km, còn nhỏ hơn rất nhiều so với sao Minh Vương, đa số các nhà thiên văn học vẫn cho rằng sao Minh Vương nên quy vào danh sách những hành tinh lớn trong hệ mặt trời.