SIÊU TÂN TINH NỔ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRÁI ĐẤT KHÔNG?
Ngày 24 tháng 2 năm 1987, mấy nhà khoa học của trường đại học Toronto Canada đã phát hiện sớm nhất thấy trong tinh vân Đại mạch triết luận nằm ở tận cùng bầu trời phía Nam xuất hiện một ngôi sao sáng (sao cấp 5) mà trước kia chưa từng nhìn thấy phát hiện mới này đã thu hút sự hứng thú của rất nhiều nhà thiên văn, người ta liên tiếp hướng kính viễn vọng lên ngôi sao mới được phát hiện này. Lúc này người ta lại phát hiện ra độ sáng của ngôi sao này đang tăng lên nhanh chóng. Sau hai ngày, nó biến từ sao cấp 5 thành sao cấp 4. Hiển nhiên, đây là một Siêu tân tinh đang phát nổ.
Siêu tân tinh là biểu hiện của hành tinh biến hoá đến thời kỳ cuối. Khi Siêu tân tinh nổ sẽ phóng ra một số lượng lớn vật chất vào vũ trụ xung quanh, đồng thời phát xạ ra các loại tia phóng xạ năng lượng cao, làm nó trở thành nguồn bức xạ được duy trì trong thời gian tương đối dài trong vũ trụ. Theo tính toán, lúc này độ sáng của nó gấp mặt trời từ trăm triệu lần đến mấy tỷ lần, năng lượng giải phóng ra tương đương với trăm vạn tỷ đến tỷ tỷ năng lượng do mặt trời giải phóng ra.
Uy lực của mặt trời thì mỗi người chúng ta đều đã nếm qua. Do đó bạn có thể hoàn toàn tưởng tượng được rằng nếu đem mặt trời đổi thành một Siêu tân tinh thì nó sẽ mang đến cho trái đất tai hoạ như thế nào. May mắn là những Siêu tân tinh nổ mà ta đã biết đều cách chúng ta rất xa, gần nhất cũng phải là 1600 năm ánh sáng. Do đó, sau khi qua khoảng cách dài như vậy thì uy lực của chúng đã suy yếu đi rất nhiều. Cho dù như vậy, người ta cho rằng Siêu tân tinh nổ vẫn sẽ sinh ra ảnh hưởng ở mức độ nhất định đối với diễn biến của trái đất.
Một vài nhà nghiên cứu đã chỉ ra, Siêu tân tinh phát nổ là nguồn tai hoạ làm một lượng lớn cổ sinh vật bị tuyệt chủng. Bởi vì một lượng lớn tia xạ vũ trụ do Siêu tân tinh ném ra, mặc dù khoảng cách rất xa nhưng vẫn có thể trái đất biến đổi xấu đi, làm tia tử ngoại và bức xạ có tính phóng xạ tăng thêm tính nguy hại đối với sinh vật, lại sẽ gây ra biến đổi khác thường về khí hậu (như nhiệt độ, giảm lượng nước và lượng mây), làm liên tiếp phát sinh các tai họa như hạn, úng, sâu bệnh. Sự tăng mạnh của tia xạ của vũ trụ còn ảnh hưởng đến từ trường của trái đất làm cho từ trường trái đất phát sinh biến hóa mạnh liên tục điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của sinh vật trái đất, mà còn có thể kích thích phát sinh động đất...
Tóm lại, nếu Siêu tân tinh phát sinh phát nổ ở một nơi cách trái đất không phải quá xa, nó vẫn có thể tạo ra ảnh hưởng nhất định cho trái đất. Chỉ là ảnh hưởng này rốt cuộc có thể đạt đến trình độ như thế nào, lại còn sinh cơ chế ảnh hưởng cụ thể, cho đến nay vẫn còn rất chưa rõ ràng.