TÍNH TUỔI TRÁI ĐẤT
Người ta đã dùng nhiều phương pháp để tính tuổi của vỏ Trái đất. Thời gian cần thiết cho sự tạo thành tam giác châu sông Nil được tính theo diện tích của nó, và bề dày của các lớp cũng như tốc độ trầm đọng của chúng.
Học thuyết tiến hóa đã được áp dụng để tính thời gian từ lúc có đời sống hữu cơ bắt đầu. Các số liệu thiên văn học như sự biến đổi về tâm sai của Trái đất, các thời kỳ viễn điểm và cận điểm, quá trình vận chuyển của hệ Mặt trời trong giải Ngân hà, tâm sai của sao Thuỷ, các giả thuyết về nguồn gốc thuỷ triều của Mặt trăng, cũng đều đã được sử dụng để tính tuổi Trái đất. Sự tích lũy muối trong các đại dương đã giúp người ta tính được thời gian kéo dài từ khi chúng bắt đầu hình thành. Nhưng tất cả các phương pháp đó đều cho những kết quả rất khác nhau và không đảm bảo; ví dụ người ta thấy tuổi Trái đất biến thiên từ 20 triệu năm tới 5.000 triệu năm. Sở dĩ như vậy là vì các phương pháp đó đều căn cứ hoặc vào giả thiết cho rằng các quá trình xói mòn và trầm tích cũng như sự tích lũy muối đều xảy ra với cường độ không đổi trước đây cũng như ngày nay.
Song gần đây người ta đã thu được những kết quả tốt hơn do những phương pháp căn cứ vào sự biến đổi của một số nguyên tố mới phát minh ra vào thế kỷ XX. Tất cả các vật chất chứa rađi lập thành hai nhóm nguyên tố biến đổi chuyển dần từ nhóm nọ sang nhóm kia. Một nhóm bắt đầu với Thôri nhóm kia bắt đầu với Urani, cả hai đều tận cùng biến thành chì; Rađi là một trong những thành phần trung gian của nhóm Urani-chì. Trong nhóm này nếu có càng gần giai đoạn cuối thì sự biến đổi từ nguyên tố này sang nguyên tố khác lại càng nhanh hơn.
Như vậy, nếu chúng ta lấy một khoáng vật chứa urani và chì hay Thôri và chì rồi xác định lượng của cả hai, ta có thể tính được thời gian đã trôi qua từ lúc khoáng vật đó hình thành; hoặc nếu chúng ta có thể tìm thấy khoáng vật đó lẫn trong các trầm tích thuộc thời kỳ khác nhau thì ta có thể xác định được tuổi mỗi loại trầm tích bằng phương pháp đó.
Phương pháp thứ hai là xác định lượng Hêli phóng ra của những quá trình biến đổi trung gian của Urani và Thôri, tuổi của đá được xác định bằng tỷ lệ giữa Urani và Thôri một bên và Hêli một bên.
Phương pháp thứ ba căn cứ vào quá trình phân hủy phóng xạ của Kali dẫn tới sự tạo thành Acgôn. Vì Kali là một nguyên tố rất phổ biến, nên có thể dùng phương pháp này để tìm ra tuổi tuyệt đối của nhiều lớp đá bằng cách xác định tỷ lệ Kali và Acgôn. Ngoài ra, còn nhiều phương pháp nữa căn cứ trên tác dụng phân huỷ phóng xạ của những nguyên tố khác. Phương pháp chì là chính xác nhất, còn phương pháp Hêli và Acgôn đôi khi có thể cho những kết quả sai lầm lớn. Tuổi của nhiều lớp đá và khoáng vật thuộc các kỳ địa chất khác nhau ở lớp vỏ ngoài cùng của Trái đất đã được xác định bằng những phương pháp đó. Sau đây là bảng số liệu về các nguyên đại và kỷ tính theo hàng triệu năm:
Kỷ Kỷ
Đệ tứ 3. Pecmi 55
Đệ tam 62. Carbon 65
Crêta 70. Đêvôn 55
Jura 55. Silua và Ocđôvic 100
Triat 35. Cambri 70
Tổng cộng 520 triệu năm
Như vậy thời gian kéo dài của các nguyên đại là (tính theo hàng triệu năm)
Tân sinh 65
Trung sinh 160
Cổ sinh 345
Các con số này chưa thể là chính xác, vì việc xác định đôi khi còn có bững sai lầm vài triệu năm. Song sự chính xác trong phạm vi sai số một triệu năm sẽ có thể coi là đạt yêu cầu vì chiếu theo thời gian rất lớn mà người ta thường phải tính đến thì một triệu năm là một trị số nhỏ bé không đáng kể.
Xét toàn bộ thì niên đại này cho thấy thời gian kéo dài của các kỷ tăng nhiều về thời xưa. Thời gian kéo dài của nguyên đại Nguyên sinh và Thái cổ chưa được xác định chính xác vì người ta hãy còn chưa chắc chắn về lúc ấy bắt đầu của mỗi nguyên đại đó.