Tại sao ADN là chỗ dựa của tính di truyền?
Khả năng truyền thông tin của nó qua các thế hệ là do hai đặc điểm: tính bố sung cho nhau của hai sợi và sự bắt cặp của chúng qua liên kết hydro, rất dễ đứt. Sợi này là gương của sợi kia và có thế dùng làm mẫu để tổng hợp sợi kia và ngược lại, chỉ cần trước đó chúng tách rời nhau đôi chút. Watson và Crick đã đưa ra ý kiến này từ năm l953 trong một loạt bài báo mô tả cấu trúc ba chiều của ADN. Ngoài ra, họ đã kết luận về phân tử này như sau: ''Nhất định cấu trúc này gợi ra ngay một cơ chế sao chép chất liệu di truyền”. Năm 1958, hai nhà sinh học Mỹ, Matthew Meselson và Franklin Stahl, đã chứng minh rằng sự sao chép đã thật sự diễn ra theo một cơ chế bán bảo thủ, nói cách khác là sợi này được dùng làm khuôn mẫu cho sợi kia. Trong một tế bào, ADN được sao chép đầy đủ trước khi phân chia thành hai tế bào con. Hoạt động này sử dụng các enzym tháo và mở chuỗi xoẳn kép, rồi tống hợp các sợi mới bằng cách thêm vào các nucleotit tương ứng. Thế là tê bào lại có hai bộ nhiễm sắc thế giống nhau được phân bổ vào các tế bào con. Như vậy, thông tin di truyền được truyền từ một tế bào sang tế bào con cháu thông qua các giao tử, từ một cá thể sang con cái của nó.