Tài liệu: Tại sao chất có chứa tinh bột lại có thể trở thành rượu và cồn?

Tài liệu
Tại sao chất có chứa tinh bột lại có thể trở thành rượu và cồn?

Nội dung

TẠI SAO CHẤT CÓ CHỨA TINH BỘT LẠI CÓ THỂ

TRỞ THÀNH RƯỢU VÀ CỒN?

 

Cồn là từ tinh bột mà ra, đó là một quá trình vừa phức tạp vừa thú vị.

Đầu tiên, đem nguyên liệu tinh bột đun thành nước tinh bột đặc, dính, rồi lại biến nước tinh bột thành đường ngọt. Tinh bột sau khi biến thành ''nước đường'' rồi bỏ vào đó một lượng lớn vi khuẩn men gốc thích “ăn” đường. Vi khuẩn này trong “nước đường” sẽ ăn uống thoả thích. Lúc này trong ''nước đường'' liền sủi lên rất nhiều khí cacbônic, hiện tượng thú vị này được gọi là lên men.

Sau khi vi khuẩn lên men ăn hết đường, sẽ ''bài tiết'' ra rất nhiều cồn. Đối với vi khuẩn lên men gốc mà nói, tinh bột là vật bỏ đi mà chúng ''bài tiết” ra, nhưng chính những ''đồ bỏ đi'' này lại là thứ chúng ta cần. Có điều là, tinh bột lúc này chưa nhiều, thường chỉ có từ 7 đến 9%, cần phải qua chưng cất mới đạt được tinh bột ở những nồng độ khác nhau.

Thông thường nói tinh bột 960 tức là trong 100ml tinh bột, có 96ml tinh bột nguyên chất, 4 ml còn lại là nước.

Rượu nổi tiếng thường dùng cao lương, tiểu mạch và đậu Hà Lan làm nguyên liệu, phương pháp chế cất cũng rất đặc biệt: đầu tiên đem nguyên liệu tinh bột hấp chín, sau đó bỏ vào một loại men rượu vừa có thể đường hoá vừa có thể lên men, rượu được chưng cất ra sẽ vừa thơm vừa nồng. Rượu ngon thì ngoài cồn ra còn chứa rất nhiều loại ete thơm tho phức tạp khác. Đem mở một bình rượu ngon ra, thường thơm hương khắp phòng, đây chính là một đặc sắc khiến cho nó nổi danh khắp năm châu.

Trong hoa quả cũng chứa đường, do đó dùng các loại hoa quả cũng có thể cất được rượu ngon khác nhau có hương thơm đặc trưng và màu sắc đẹp đẽ của hoa quả, như rượu nho, rượu quýt, rượu táo, rượu vải...




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367029443437500/Hoa-hoc/Tai-sao-chat-co-chua-tinh-bot-lai-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận