Tài liệu: Tại sao số độ được in trên vỏ bia lại không cho biết hàm lượng cồn tinh khiết của chai?

Tài liệu
Tại sao số độ được in trên vỏ bia lại không cho biết hàm lượng cồn tinh khiết của chai?

Nội dung

TẠI SAO SỐ ĐỘ ĐƯỢC IN TRÊN VỎ BIA LẠI KHÔNG CHO BIẾT

HÀM LƯỢNG CỒN TINH KHIẾT CỦA CHAI?

 

Nguyên liệu chính làm ra bia là lúa mì. Lúa mì sau khi lên men, tinh bột trong nó chuyển hoá thành mạch nha (còn có những loại đường khác), lúc này lúa mì trở thành dịch lên men, dịch lên men lại được chế cất thành bia. Đương nhiên trong quá trình chế cất bia, còn phải thêm vào các nguyên liệu khác như cây hoa bia…

Mạch nha và đường mía mà chúng ta thường sử dụng là một cặp anh em sinh đôi. Chúng có thành phần nguyên tố và tổ hợp giống nhau, nhưng mạch nha không ngọt bằng đường mía. Dịch lên men của lúa mì rất giàu mạch nha, khi dùng lúa mì để chế cất bia, chỉ có một bộ phận mạch nha chuyển thành cồn (đường trong các loại rượu khác thì chuyển hoá toàn bộ thành cồn), bộ phận còn lại vẫn bảo lưu trong bia, còn dinh dưỡng của bia cao hay thấp lại chính là hàm lượng đường. Do đó theo thói quen là dùng độ đường để biểu thị thẩm vị cao thấp của bia.

Trong quá trình chế cất bia, lúc đo hàm lượng đường trên dịch lên men (bao gồm các loại đường khác đều tính quy ra mạch nha), nếu cứ trong mỗi 100 ml dung dịch lên men có 12g đường, thì bia chế cất từ dịch lên men này là 12o. Nếu là bia 14o có giá trị dinh dưỡng cao hơn bia 12o.

Vậy bia từ 12 đến 14 độ chứa khoảng bao nhiêu cồn? Theo đo đạc thấy rằng lượng cồn trong đó là khoảng 4%, tương đương với 1/8 lượng cồn có trong rượu Hoàng Tửu 32o. Từ đó thấy rằng, bia thực tế không thể gọi là rượu, nó chỉ là một loại đồ uống chứa ít cồn mà thôi.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/209-26-633367029070000000/Hoa-hoc/Tai-sao-so-do-duoc-in-tren-vo-bia-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận