Tài liệu: Xe việt dã địa cực và ô tô có gì khác nhau?

Tài liệu
Xe việt dã địa cực và ô tô có gì khác nhau?

Nội dung

XE VIỆT DÃ ĐỊA CỰC VÀ Ô TÔ CÓ GÌ KHÁC NHAU?

 

Tiến hành khảo sát khoa học ở hai cực của trái đất là một bước đi vô cùng quan trọng nhưng cũng vô cùng khó khăn của loài người. Đối với nhiều người thì địa cực còn là một khái niệm rất mơ hồ và xa vời, nhưng đối với những người nghiên cứu khoa học thì những nguồn tài nguyên ẩn chứa bên trong nó, những ảnh hưởng của nó đến môi trường trái đất hay nhiều cái khác nữa đều là một lĩnh vực quan trọng trong tự nhiên đang chờ được khám phá.

Vấn đề đầu tiên trong việc khảo sát khoa học ở địa cực lại chính là phương tiện đi lại. Mặc dù, tàu phá băng có thể phá được những lớp băng dày, đưa các nhà khảo sát lên lục địa Nam Cực, nhưng từ bờ lục địa Nam Cực vượt qua vùng đất rộng mênh mông quanh năm tuyết phủ để đi vào trong nội địa mà không có phương tiện đi lại thích hợp thì chắc chắn không thể được. Đi máy bay thì có thể vào luôn bên trong Nam Cực nhưng muốn tiến hành khảo sát khoa học qui mô lớn vẫn phải có phương tiện đi lại riêng.

Nhiều người đều biết, bình thường khi ô tô đi lại trên mặt đường băng tuyết thường bị trượt bánh do lực ma sát yếu nên xe rất khó đi thẳng. Xe trượt tuyết là một loại phương tiện đi lại trên mặt tuyết truyền thống, nó được sử dụng rộng rãi ở những vùng băng giá. Nhưng xe trượt tuyết phải có chó hoặc tuần lộc để kéo, chở được ít người và hàng, tốc độ lại rất chậm, rõ ràng không thể đáp ứng nhu cầu khảo sát khoa học qui mô lớn. Vậy liệu có phương tiện đi lại và chuyên chở nào ở địa cực tốt hơn không?

Sau nhiều nỗ lực nghiên cứu và thử nghiệm không ngừng nghỉ, cuối cùng các nhà khoa học cũng thiết kế được loại xe việt dã kiểu mới chạy ở địa cực. So với xe ô tô thông thường, điểm khác biệt nhất của xe việt dã là ở bộ phận bánh xe đã có sự cải tiến cơ bản. Các nhà khoa học đã sáng tạo ra từ cơ thể của những con chim cánh cụt và những con báo biển sống ở vùng địa cực: Những con chim cánh cụt thường đi lại loạng choạng, đôi khi nó nằm xuống dùng đôi cánh bị thoái hoá kết hợp với cặp chân có màng dùng lực để gạt tuyết, đẩy cơ thể trượt trên băng tuyết. Những con báo biển có vẻ rất nặng nề thì dùng bốn chân bị biến dạng thành vây để giúp cơ thể trượt linh hoạt trên tuyết. Cho nên, bộ phận chuyển động của xe việt dã địa cực được thiết kế thành một dạng gầu múc đặc biệt trông hơi giống cái bàn chân, lại tựa như bánh xích xe tăng. Khi di chuyển, bụng xe đè lên mặt băng, gầu múc chuyển động rất nhanh, không ngừng đào xới mặt tuyết làm xe chạy thẳng. Cách đi như vậy không đơn giản là trượt băng vì nó có thể rẽ một cách linh hoạt, điều chỉnh tốc độ nhờ các thiết bị điều khiển vì thế cải thiện được tình trạng bất lực của xe thông thường khi chạy trên mặt băng ''Trượt đi đâu thì cũng phải chịu''.

Hiện nay, tốc độ của xe việt dã địa cực khá tốt, đạt tới 50km/h, giúp cho công tác khảo sát địa cực một phương tiện chuyên chở rất tốt.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633368725442343750/Khoa-hoc-cong-trinh/Xe-viet-da-dia-cuc-va-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận