Tài liệu: Tại sao hiện nay lúa là một ''cây mô hình''?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vì trong số tất cả những loài thuộc họ lúa thì lúa là cây có hệ gen gọn nhất và dễ giải mã nhất: 430 triệu cặp bazơ so với 3 tỷ ở cây ngô và 16,5 tỷ ở cây lúa mì.
Tại sao hiện nay lúa là một ''cây mô hình''?

Nội dung

Tại sao hiện nay lúa là một ''cây mô hình''?

Vì trong số tất cả những loài thuộc họ lúa thì lúa là cây có hệ gen gọn nhất và dễ giải mã nhất: 430 triệu cặp bazơ so với 3 tỷ ở cây ngô và 16,5 tỷ ở cây lúa mì. Các gen của lúa cũng giống như những gen ở các cây cốc khác và sắp xếp theo cùng trật tự trên các nhiễm sắc thể. Do đó, việc nghiên cứu hệ gen của cây lúa sẽ giúp lập bản đồ những hệ gen khác một cách dễ dàng và phát hiện ra các gen có lợi. Cho nên đã có một nỗ lực quốc tế mang dấu ấn cạnh tranh để giải mã toàn bộ hệ gen lúa. Các bản đồ di truyền đầu tiên của lúa có từ năm 1998 và việc xác định trình tự gen đã bắt đầu ở Nhật và Mỹ vào đầu những năm 1990. Năm 1998, các trung tâm lớn trên thế giới về xác định trình tự gen đã tập trung nỗ lực vào Dự án Xác định trình tự hệ gen lúa do người Nhật điều phối. Phiên bản đầu tiên về toàn bộ trình tự của hệ gen lúa O. sativa japonica đã được công bố vào cuối năm 2002 và đang hoàn thành. Tháng 4 năm 2002, viện nghiên cứu gen ở Bắc Kinh, một viện liên kết công-tư, đã công bố một “bản nháp” về  hệ gen của lúa O. sativa  indica.

Giới tư nhân cũng lao vào cuộc đua. Tháng 4 năm 2000, công ty Monsanto đã công bố một bản nháp từng phần về hệ gen lúa và hạn chế việc tiếp cận dữ liệu để giữ quyền phát minh từ đó. Tháng 1 năm 2001, công ty Anh-Thuỵ Sĩ, Syngenta, đã công bố một bản phác thảo đầy đủ hơn để các nhà nghiên cứu công sử dụng vào tháng 5 năm 2002. Ngoài lúa gạo ra, các công ty này còn nhằm vào các loài ngũ cốc có tiềm năng kinh tế cao như lúa mì và ngô.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1894-02-633463686364375000/Lua-gao/Tai-sao-hien-nay-lua-la-mot-cay-m...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận