TẠI SAO LÒ VI SÓNG KHÔNG CẦN LỬA
VẪN CÓ THỂ NẤU CHÍN THỨC ĂN?
Vi sóng là sóng điện từ có tần suất từ 300-300000 Hz. Lò vi sóng thực chất là một loại máy phát ra được vi sóng, tần suất vi sóng được sản sinh ra là 2450 Hz. Vi sóng có một đặc tính rất thú vị khi nó gặp các loại thức ăn có nước như thịt, trứng gà, rau... thì chúng sẽ lập tức dừng lại, giữ chặt các phân tử nước trong thức ăn và đao động cùng tần số. Dao động của các phân tử nước trong thức ăn làm cho giữa các phân tử có sự cọ sát lẫn nhau và tạo thành nhiệt năng. Tần số dao động càng cao mức độ càng lớn thì sự cọ sát giữa các phân tử sẽ điện ra càng gay gắt, nguồn nhiệt năng sẽ càng cao.
Cần phải biết rằng tần số là vi sóng 2450 Hz, mỗi giây dao động 2,45 tỷ lần, dao động này như được diễn ra ở khắp mọi nơi trên thức ăn, vì vậy thức ăn có thể nhanh chóng nóng lên, khắp nơi nóng rực, nhiệt độ có thể tăng đạt đến mức có thể làm khô thức ăn.
Nhưng khi sử dụng lò vi sóng làm nóng thức ăn thì nhất thiết phải nhớ không được đặt thức ăn trong đồ đựng kim loại. Lý do rất đơn giản, vi sóng khi gặp kim loại lập tức xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần thức ăn sẽ không nhận được lượng nhiệt cần thiết như vậy thì làm sao có thể làm chín thức ăn. Tất nhiên cũng chẳng đợi được đến lúc nhìn thấy kết quả thì lò vi sóng của bạn đã bị cháy đen rồi. Bởi vì lò vi sóng không tiêu hao mà phản xạ toàn phần trong khoa học kĩ thuật gọi đó là hiện tượng đoản mạch cao tần, kết quả là làm cho cực dương của ống điện tử trong lò vi sóng tạo ra một lượng nhiệt rất lớn thậm chí là đốt cháy lò.
Hiểu được đặc tính của lò vi sóng để có thể tuỳ cơ ứng biến, có thể sử dụng những vật liệu như gốm sứ, thuỷ tinh chịu nhiệt để chế tạo những đồ đựng thức ăn. Nếu thời gian hâm nóng không lâu có thể sử dụng các vật đựng bằng nhựa, thậm chí bằng giấy. Bát men nhìn tưởng là sứ nhưng trong là sắt, vì vậy cũng không thể sử dụng được.