Tài liệu: Tự trọng

Tài liệu
Tự trọng

Nội dung

TỰ TRỌNG

Làm người phải biết tự trọng. Tự trọng là một thứ tình cảm đạo đức biết xem trọng sự tôn nghiêm của bản thân, không cho phép người khác coi thường hay làm nhục mình. Tự trọng là một biểu hiện cụ thể của sự tự ý thức, mang đậm tính cách cá nhân và có liên quan đến năng lực cá nhân của bản thân người  đó.

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp khác nhau có quan niệm khác nhau  về tự trọng. Tự trọng của địa chủ phong kiến là coi trọng chế độ đẳng cấp phong kiến. Tự trọng của giai cấp tư sản là coi trọng tài sản và đồng tiền. Đối với chúng ta, mỗi một công dân đều là người chủ của đất nước, sự tôn nghiêm của  mỗi người đều được pháp luật bảo vệ. Tự trọng là lòng tự hào và biết quí trọng,  yêu mến bản thân bởi mọi người ý thức được quyền lợi và giá trị nhân sinh của  mình.

Tự trọng cũng là một động cơ hành động tích cực. Nó thúc đẩy con người ta giữ gìn sự tôn nghiêm của bản thân một cách hợp lý, và điều đó giúp cho việc khắc phục những khó khăn cùng những điểm yếu của mình để đi tới thành công. Người muốn được người khác tôn trọng, trước hết phải biết tự tôn, tự trọng. Nếu  tự mình đã xem thường mình, tự hạ thấp mình thì e khó giành được sự tín nhiệm và tôn trọng của người khác. Giá trị của một con người không chỉ ở sự sống, sự tồn tại, mà còn ở chỗ phải có những đóng góp cho xã hội. Có tự trọng mới có sự tự cường, tự chủ, tự lập, môi không ngừng tiến bộ trọng công tác để có những  cống hiến cho sự nghiệp.

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/958-02-633371237813491023/Pham-chat-dao-duc/Tu-trong.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận