Tài liệu: Thí nghiệm vật rơi trên tháp Piza

Tài liệu
Thí nghiệm vật rơi trên tháp Piza

Nội dung

THÍ NGHIỆM VẬT RƠI TRÊN THÁP PIZA

 

Hai vật thể, một nặng, một nhẹ, đồng thời rơi từ cùng độ cao xuống mặt đất, hỏi vật nào sẽ chạm đất trước? đây là một câu hỏi lý thú được đặt ra từ thời xa xưa.

Từ hơn hai ngàn năm trước, nhà triết học nổi tiếng cổ Hy lạp là Aristote đã nói: ''Vật càng nặng, càng rơi nhanh''. Ý muốn nói vật nặng sẽ rơi xuống trước, vật nhẹ sẽ rơi xuống sau. Vào thời đó, trong tâm trí người châu Âu, ngoài thượng đế ra, lời nói của Aristote là tuyệt đối chính xác. Vì vậy mại đến thế kỷ XVI vẫn chưa có ai tỏ ý nghi ngờ về kết luận đó.

Vào cuối thể kỷ XVI, một giáo sư toán học trẻ thuộc trường Đại học Piza Italia là Galilê sau khi tìm tòi suy nghĩ, phân tích đã quyết định mở cuộc công kích vào quyền uy. Vào một ngày của năm 1590, anh thanh niên Galilê tay cầm một quả cầu gỗ và một quả cầu thép, trèo lên đỉnh tháp Piza cao 54mét, đồng thời buông tay thả hai quả cầu cho rơi xuống đất Anh chỉ thấy hai quả cầu rơi song song, càng ngày càng nhanh, cuối cùng nghe một tiếng ''bịch'' hai quả cầu đồng thời tiếp đất. Như vậy bằng thực nghiệm anh thanh niên Galilê đã chứng minh hai vật thể nặng nhẹ khác nhau, rơi với vận tốc như nhau. Việc hai quả cầu của Galilê đồng thời tiếp đất đã lật nhào học thuyết của Aristote từng thống trị châu Âu suất hai ngàn năm.

Thế nhưng nếu dùng một cái lông gà và một cái đinh sắt nhỏ làm thực nghiệm thì kết quả sẽ là đinh sắt rơi xuống trước, còn lông gà bay lững lờ trên không trung. Điều đó xảy ra do khi vật thể rơi, ngoài việc chịu tác dụng của trọng lực, các vật thể còn chịu sức cản của không khí. Khi quả cầu sắt và quả cầu gỗ rơi tự do thì trọng lực hai quả cầu chịu tác dụng sẽ lớn hơn sức cản của không khí rất nhiều, nên có thể bỏ qua sức cản của không khí (nếu hai quả cầu có kích thước bằng nhau, sức cản của không khí đối với chúng thực tế bằng nhau). Nhưng đối với lông gà thì trọng lực và sức cản của không khí hầu như bằng nhau, lông gà chịu sức cản của không khí lớn, còn đinh sắt chịu sức cản không khí không đáng kể, vì vậy chúng sẽ rơi với tốc độ khác nhau nhiều. Nếu tìm cách loại bỏ được sức cản không khí thì lông gà và đinh sắt sẽ có tốc độ rơi giống nhau.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/543-02-633338498852928750/Dong-va-tinh/Thi-nghiem-vat-roi-tren-thap-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận