Thầy thuộc sử dụng âm như thế nào?
Kể từ thời Ren Laennec, đầu thế kỷ XIX, người ta đã nghe tiếng đập của phôi là tim nhờ ống nghe. Sự cọ xát của không khí trong các đường dẫn, máu nén trong động mạch kèm theo tắc đột ngột các van tim và nhịp các tiếng động này cho biết hoạt động của các cơ quan có liên quan. Để chuẩn đoán các tổn thương do lao hang, các thầy thuốc còn gõ vào lồng ngực và nghe tiếng đập truyền qua các mô, một thủ thuật làm nhiễu môi trường của cơ thể bằng một loại sóng ép được thu hẹp tới biểu hiện đơn giản nhất của nó: các xung động lặp lại ở tần số thấp. Độ phân giải không gian của phương pháp chỉ phụ thuộc vào bước sóng, tỷ lệ thuận với sự đảo ngược tần số này, nên giá trị chẩn đoán của phương pháp bị hạn chế. Vì vậy, phép ghi dựa vào siêu âm là một phương pháp chính xác hơn nhiều để thăm dò cơ thể!
Từ những năm 1960, phương pháp này cung cấp những hình ảnh rất rõ về gan, tim, thận, tuyến giáp, tuyến tiền liệt, hoặc đặc biệt là thai. Với tần số từ 3 đến 10 MHz (triệu Hz), các sóng siêu âm lan truyền dễ dàng trong các chất lỏng hoặc các mô của cơ thể. Mọi gián đoạn đều gây ra một tiếng vang riêng mà người ta có thể định vị được nhờ thời gian phản hồi tới ''ống dò''. Nguyên lý này tương tự với thiết bị định vị bằng sóng âm: nếu biết tốc độ của âm trong môi trường được xét, thì người ta đo thời gian phản hồi tiếng vang để từ đó suy ra khoảng cách của máy dò đến vật cản. Vì cơ thể người được cấu tạo tới 95% nước, nên tốc độ này chỉ 1à tốc độ của âm trong nước. Việc phát và thu theo nhiều hướng, nhờ một máy dò quay hoặc bộ kẹp gồm nhiều máy phát, giúp tái tạo đường viền của các cơ quan theo khối.
Các nguồn siêu âm thường là các tinh thể được kích thích bằng một điện trường qua điện áp[1], hoặc từ trường nhờ hiện tượng từ giảo[2]; hiệu ứng từ giảo chủ yếu được dùng cho siêu âm công suất mạnh như trong các ứng dụng lau chùi, trong nha khoa…
Vì trong khi lan truyền, âm nhường một phần năng lượng của nó cho các môi trường mà nó đi qua, nên nó cũng là một vectơ (vật truyền) quý giá đối với việc chữa bệnh. Nhờ siêu âm người ta có thể làm tan sỏi thận bằng phương pháp nghiền sỏi, hoặc phá hủy các khối u bằng phương pháp tăng nhiệt. Toàn bộ vấn đề là siêu âm phải sát vết thương để không gây tác hại đến các vùng xung quanh.