Tài liệu: Thực vật biến đổi di truyền có đe dọa hệ vi động vật không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cây được biến đổi di truyền để sản xuất protein trừ sâu nhằm loại bỏ sâu hại trong trồng trọt (như bướm ống hại ngô).
Thực vật biến đổi di truyền có đe dọa hệ vi động vật không?

Nội dung

Thực vật biến đổi di truyền có đe dọa hệ vi động vật không?

Cây được biến đổi di truyền để sản xuất protein trừ sâu nhằm loại bỏ sâu hại trong trồng trọt (như bướm ống hại ngô). Nhưng nếu loại cây này tổng hợp thường xuyên các phân tử trừ sâu, thì việc sử dụng chúng có nguy cơ làm xuất hiện những quần thể sâu hạt kháng lại. Muốn hạn chế, thậm chí tránh rủi ro này, nông dân phải trồng những giống không sản xuất độc tố ở các ''khu ẩn náu", gần những giống có sản xuất. Nếu lượng độc tố được sản xuất từ những cây biến đổi di truyền khá cao, thì chỉ những sâu nào mang hai bản sao của alen[1] kháng là có khả năng phát triển ở cây được biến đổi di truyền này. Khi chúng lai với những cá thể bắt nguồn từ nơi ẩn náu, là những cá thể phần lớn không có alen kháng, thì con cháu gồm các cá thể mang một bản sao của alen này. Nếu cây được biến đổi di truyền sản xuất lượng độc tố khá nhiều, thì thế hệ con cháu này sẽ không thể phát triển được ở những cây đó.

Kỹ thuật duy trì các khu ẩn náu đã được thực hiện ở Mỹ cách đây dưới mười năm và cho đến nay chưa thấy sự xuất hiện tính kháng nào với ngô Bt được chứng minh ở các quần thể của bướm ống. Có thể hoặc các alen kháng đã được chọn lọc, nhưng ở tần số quá thấp khiến người ta khó thấy sự xuất hiện những cá thể kháng, hoặc chiến lược này là có hiệu quả thực sự hoặc cả hai cùng lúc. Dù thế nào đi nữa, nguy cơ xuất hiện sâu kháng là một lý lẽ chống lại việc chỉ xây dựng duy nhất các khu cây được truyền gen mà hoàn toàn bỏ rơi các loại cây trồng khác.

Còn về ảnh hưởng đến côn trùng (không có hại) không phải là mục tiêu của độc tố, sống ở cây biến đổi di truyền, thì vẫn phải đánh giá từng trường hợp bằng cách xem xét địa điểm và thời gian được chọn trong năm để trồng cây. Ví dụ, một nghiên cứu đã công bố năm 1999 cho thấy rằng khi sâu non loài bướm chúa Danaus plextppus ăn hạt phấn của ngô được truyền gen Bt thì tỷ lệ tử vong của chúng nhiều hơn so với ăn hạt phấn của ngô bình thường. Công trình nghiên cứu này đã gây ra nhiều lo ngại. Từ đó người ta đã tiến hành nhiều thí nghiệm khác. Những thí nghiệm này đã chứng minh rằng chỉ 0,4% số quần thể bướm chúa bị đe dọa nhiễm độc. Tỷ lệ thấp này được giải thách phần nào là do sự chênh lệch không gian và thời gian giữa sự có mặt của hạt phấn với sự hiện diện của sâu bướm, và cả do sự thay đổi các giống ngô được truyền gen. Trên thực tế, trái với các giống đã sử dụng lúc đầu, những giống được dùng trong các thí nghiệm sau cùng hầu như không sản xuất độc tố hạt phấn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1935-02-633465308064062500/Thuc-vat-bien-doi-di-truyen/Thuc-vat-bien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận