THIÊN VĂN HỌC TRONG KINH CỰU ƯỚC
Sự thay đổi vị trí của Mặt Trời trên bầu trời hàng năm cũng đã được ghi nhận trong Kinh thánh. Kinh Cựu ước, sách Gióp (phần các sách văn thơ) đã ghi: “Từ khi người sinh, há có khi nào người sai khiến buổi sáng và phân định chỗ cho hừng đông” (38:12). Điều đó có ý nói là buổi sáng bắt đầu không phải bao giờ cũng cùng một thời khắc, và hừng đông, tức là vị trí Mặt Trời mọc cũng thay đổi so với các hướng chân trời.
Trong sách Gióp cũng phản ảnh các kiến thức thiên văn học khác nữa của các tác giả: “Ngươi có thể riết các dây chằng sao Rua lại, và tách các xiềng sao Cầy ra chăng?” (38:31 ), ngươi có thể làm cho các cung Hoàng đạo ra theo thì, và dẫn đường cho Bắc đẩu với các con của nó chăng?” (38:32), “Dịch” ra là: Liệu ngươi có thể thắt nút ở sao Rua và cởi nút ở chòm Thợ Săn? Liệu ngươi có thể dẫn ra theo thì (mùa) các chòm sao Hoàng đạo và dẫn dắt chòm Gấu Mẹ cùng các sao của nó? Có lẽ những câu này được ghi vào đầu thiên niên kỷ thứ l trước Công nguyên, và ở đây rõ ràng là phản ánh những quan niệm xưa hơn nhiều của những người du mục, khi các bộ lạc Xê mít (Do Thái) còn lang thang cùng các đàn gia súc của mình khắp bán đảo Arập.