Tài liệu: Tháp vòm - Cột tiêu

Tài liệu
Tháp vòm - Cột tiêu

Nội dung

THÁP VÒM - CỘT TIÊU

 

“Dường như vòm tháp bước vào cuộc đấu tay đôi với trời cao khi bạn nhìn thấy nó vươn lên cao tít, đến mức núi non bao quanh Phlorenxơ (thành phố ở Ý) hình như cũng chỉ ngang bằng với nó. Trời cao ghen ghét vòm tháp nên thường xuyên giáng sấm sét xuống đầu nó”. Gióocgiơ Vadari, họa sĩ Ý, tác giả của “Miêu tả cuộc đời các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư nổi tiếng”, đã viết như vậy về tháp vòm của Nhà thờ Xanta Maria đen Phiorê (Thánh Maria với bông hoa nhỏ) ở Phlorenxơ, công trình của kiến trúc sư và kỹ sư nổi tiếng Philippô Brunelexki. Tháp vòm của thợ cả Pippô (tên thân mật của Philippô) là một trong những công trình vĩ đại nhất thời đại Phục hưng và là cột tiêu đang hoạt động lớn nhất thế giới. Đỉnh tháp vòm có đèn pha đầu nhọn tương tự các cột tháp nhọn Ai Cập và trên chót đỉnh có gắn quả cầu hai mét. Độ cao của tâm quả cầu (tức là độ cao của cột tiêu) là 111m so với mặt quảng trường.Trên các mái nhà ngói của thành phố, bóng tháp vòm và quả cầu hắt xuống thành vệt dài về hướng đông bắc tới hàng trăm mét. (Sang trái là bóng tháp chuông). Quả cầu có đường kính cần thiết có lẽ do nhà thiên văn và toán học Paolô Tôxcaneli yêu cầu kiến trúc sư Pippô làm. Dùng quả cầu làm vật che, dựa trên phương pháp che khuất Mặt Trời, ông đã tiến hành bằng cột tiêu này các quan sát liên quan đến các ngày phân và độ dài của năm, những dữ liệu mà thiếu chúng thì cuộc cải cách lịch sắp tới không thể thực hiện được.

Bạn thử tính xem ở vị trí cách tháp vòm bao xa thì kích thước góc của quả cầu và của Mặt Trời sẽ bằng nhau. Và bạn có thể mách cho người khác biết lúc ấy đang là mấy giờ ở thành phố tuyệt vời này?

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/431-02-633329611391337500/Gio-dia-phuong/Thap-vom---Cot-tieu.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận