VÙNG BẠN Ở MẤY GIỜ?
Buổi tối khi nhìn chòm sao Gấu Lớn quay xung quanh sao Bắc Cực, có thể xác định được giờ theo thời gian sao. Thời gian Mặt Trời thực được biết nhờ có đồng hồ Mặt Trời. Còn nếu xác định trên đồ thị thời sai trị số còn hiệu chỉnh cho ngày hôm nay và cộng nó với thời gian Mặt Trời thực thì sẽ được thời gian Mặt Trời trung bình. Nếu muốn nói hoàn toàn chính xác theo đúng tác phong nhà thiên văn thì phải thêm từ "địa phương": thời gian sao (của) địa phương v.v...
Thời gian Mặt Trời trung bình rất tiện lợi trong sinh hoạt. Thứ nhất là nó gắn với nhịp ngày - đêm; thứ hai là nó dàn đều (đây là điểm khác với thời gian Mặt Trời thực) cho nên thích ứng với cả các loại đồng hồ cơ khí thông thường lẫn đồng hồ điện tử.
Tới đây nảy sinh một rắc rối nho nhỏ. Nếu mỗi địa điểm đều lấy giờ địa phương chính xác của mình thì thật bất tiện: hễ ta đi từ tây sang đông, ở các vĩ độ trung bình (như nước Nga), cứ đi 15 km lại phải cộng thêm 1 phút.
Vả lại một hiện tượng thiên văn nào đó chẳng hạn nguyệt thực thì ghi vào lịch biểu theo giờ nào? Đối với bất cứ người quan sát nào trên Trái Đất nó xảy ra đồng thời, nhưng ở mỗi nơi lại có thời gian địa phương riêng của mình.
Vậy là vào năm 1884, người ta đã thống nhất chọn một loại thời gian quốc tế đôi khi còn gọi là giờ thế giới để ghi lại các sự kiện thiên văn (và nhiều sự kiện khác). Giờ quốc tế. Chính là thời gian Mặt Trời trung bình của địa phương đài thiên văn Grinuych (Luân Đôn), nơi có kinh tuyến gốc (00) đi qua. Trước đây giờ quốc tế được gọi là giờ GMT (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Greenwich Mean Time = thời gian trung bình ở Grinuych), được tính toán vào giữa trưa (khi Mặt Trời đi qua trung thiên). Sau này người ta dã điều chỉnh những sai khác do sự dịch chuyển cực địa lý (tiến động, chương động…) của Trái Đất theo đồng hồ nguyên tử và gọi đó là giờ quốc tế viết tắt là giò UT (tiếng Anh: Universal Time).
Từ 1- 1-1972, tên gọi giờ UT thường được thay bằng giờ UTC tức là giờ quốc tế hiệu chỉnh hoặc giờ thế giới phối hợp (tiếng Anh: coordinated universal time, tiếng Pháp: temps universel coordonné), là thời gian UT nhưng có sự điều chỉnh thêm bớt một giây "nhuận" vào cuối năm, do tính đến chuyển động quay không đều của Trái Đất. Trung bình hàng năm sai lệch khoảng 0,7 giây giũa UT và UTC. Như vậy thông thường cứ 1 hoặc 2 năm phải thêm 1 giây nhuận vào giờ UTC. Từ năm 1972 đến 1994 đã thêm cả thảy 19 giây nhuận.
Để tránh sự bất tiện của việc giờ các địa phương chênh lệch nhau đến tận phút và giây, người ta cũng thống nhất chia quả đất thành 24 múi giờ. Để làm việc đó người ta đã chọn ra 24 kinh tuyến chính (00, 150, 300, 450,…), cách nhau 150. Ở mỗi kinh tuyến ấy, giờ địa phương sẽ chênh lệch so với giờ quốc tế (giờ GMT), một số nguyên giờ, còn phút và giây sẽ như nhau. Từ mỗi kinh tuyến đó, đo về bên phải và bên trái các cung 7,50, ta sẽ có ranh giới giữa các khu vực giờ. Trên khu vực hình "múi cam" ấy (vì thế mới gọi là múi giờ, thời gian là như nhau và lệch đúng một giờ so với các múi bên cạnh. Tuy nhiên, ranh giới múi giờ thực tế có chỗ khác biệt so với ranh giới nói trên, vì còn phụ thuộc vào biên giới quốc gia, địa giới hành chính theo các con sông và dãy núi, và tuân theo quy định của từng nước. Một điều cần lưu ý là với việc chia múi giờ, tại một địa phương nào đó Mặt Trời không ở thiên đỉnh vào lúc 12 giờ trưa theo giờ địa phương, nếu địa phương đó không nằm đúng trên kinh tuyến chính đã nói ở trên.
Múi giờ 0 nằm ở hai bên kinh tuyến Grinuych còn được gọi là múi giờ Tây Âu Người dân khu vực này sống theo giờ quốc tế. Phía đông múi giờ ấy là múi giờ 1, tức múi giờ Trung Âu. Việt Nam cùng Lào, Campuchia và Thái Lan theo múi giờ 7, vì thế còn gọi là giờ đông Dương.
Một số nước chọn giờ địa phương lệch với giờ quốc tế cả phần lẻ giờ, thường là 30 phút. Ví dụ, Iran chênh lệch 5h30min (= phút), Apganixtan: 4h 30 min, Ấn Độ và XriLanca 5h 30min, Nê pan: 5h 45min, Mianma: 6h 30; giờ Nam Ôxtơrâylia: 9h 30min…
Nước Nga trải dài trên ranh giới của 12 múi giờ nhưng thực tế hiện nay chỉ có 10 khu vực giờ (không dùng múi giờ 3 và 12). Tỉnh Caliningrat giáp Ba Lan và Litva, tách rời với đại bộ phận nước Nga, sống theo giờ Trung Âu (múi giờ 1). Nếu cứ theo kinh tuyến mà chia ranh giới múi giờ, thì tỉnh Matxcơva rộng lớn nằm trên ranh giới giữa hai múi giờ (được cộng thêm 1giờ) (kinh tuyến 37,50 Đ) thật là bất tiện. "Giờ Matxcơva" theo múi giờ 2, thực ra không phải giờ địa phương của chính Matxcơva, mà là giờ của kinh tuyến 300 Đ muộn hơn giờ địa phương Matxcơva nửa giờ. Ngoài ra con người còn nghĩ ra cách đổi giờ cho phù hợp với mình. Chẳng hạn người ta đã biết con người có xu hướng ngủ muộn hơn và dậy muộn hơn ở các vùng giá rét. Vậy thì hãy vặn đồng hồ lên sớm 1giờ: khi nhìn đồng hồ đã 8 giờ chứ không phải 7 giờ sáng, thì có lẽ dễ dậy hơn. Thế là xuất hiện giờ mùa đông. Ở nước Nga mùa đông các đồng hồ đã được vặn lên sớm một giờ (theo sắc lệnh của Chính phủ Xô viết từ ngày 16- 6-1930). Thế rồi sau này, (từ năm 1981) nước Nga lại áp dụng giờ mùa hè từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 9, tức là vặn kim đồng hồ sớm thêm một giờ nữa! Rốt cuộc vào mùa hè, người Nga sống theo giờ sớm hơn 2 giờ so với múi giờ địa lý. Một số nước khác không ở gần xích đạo cũng quy định giờ mùa hè, sớm hơn giờ mùa đông một giờ, nhằm tiết kiệm điện năng.
Hoa Kỳ có tới 5 múi giờ, không kể quần đảo Haoai và các đảo khác ở Thái Bình Dương. Đó là giờ: Thái Bình Dương (muộn hơn 8 giờ so với giờ quốc tế) giờ Miền Núi (muộn hơn 7 giờ), giờ Miền Trung (muộn hơn 6 giờ), giờ Miền đông (muộn hơn 5 giờ), và giờ Đại Tây Dương (muộn hơn 4 giờ). Khi ở Hà Nội là 12 giờ trưa thì ở Oasinhtơn (múi giờ Miền đông) là 0 giờ, tức nửa đêm.
Vị trí địa ly của Trung Quốc trải dài trên 5 múi giờ nhưng toàn quốc chỉ áp dụng một giờ pháp định duy nhất là "giờ Bắc Kinh" (múi giờ 8).