TRÊN CÁC HÀNH TINH KHÁC TRONG
VŨ TRỤ CÓ NGƯỜI HAY KHÔNG?
Hệ Ngân Hà có hơn 100 tỷ hành tinh, chúng đều là những quả cầu thể khí nóng, nhiệt độ bề mặt lên đến 2000 ~ 30000oC, thậm chí cao hơn. Trong môi trường khắc nghiệt như vậy, hiển nhiên không thể có bất kì sự sống nào tồn tại chứ đừng nói đến con người.
Trong vũ trụ chỉ có những hành tinh mà ở đó không phát sáng, có bề mặt là thể rắn, con người mới có khả năng sinh tồn. Như vậy, vấn đề cần làm sáng tỏ là ngoài hệ mặt trời ra, trong bản thân các hành tinh khác có hệ hành tinh hay không? Con người có thể sinh sống được ở hệ hành tinh như thế nào?
Thiên văn học cận đại cho chúng ta thấy, hệ mặt trời không phải là hệ hành tinh duy nhất trong hệ Ngân Hà. Chẳng hạn như trong khoảng không bán kính là 17 năm ánh sáng gần kề hệ mặt trời tổng cộng có 60 hành tinh, trong đó có không dưới 10 hành tinh mang trong mình hệ hành tinh.
Vậy tất cả các hệ hành tinh đều có con người sinh sống hay sao? Điều kiện đầu tiên là, thiên thể được coi là trung tâm hệ hành tinh là những hành tinh như thế nào? Nếu như hành tinh trung tâm là những biến tinh lúc bình yên lúc bùng nổ thì không được, khi mà nó nổi cáu, không chỉ con người trên hành tinh chịu không nổi mà ngay cả hành tinh cũng sẽ bị thiêu cháy. Nếu như hành tinh trung tâm là biến tinh phình to hoặc thu nhỏ theo chu kì cũng không được, ''Mặt Trời'' nóng lạnh đột ngột làm cho sự sống trên hành tinh khó mà thích ứng. Những hành tinh nóng có nhiệt độ bề mặt lên đến hơn 10.000oC cũng không được, bức xạ tia cực tím của nó rất nguy hiểm, mọi sinh vật sống không thể tồn tại. Thiên thể trung ương nếu như là song tinh gần nhau, vậy càng không thể, trên bầu trời có hai mặt trời cùng chiếu sáng, nếu như có hệ hành tinh thì quỹ đạo quay của hành tinh không phải quay vòng tròn, mà là một đường gấp khúc vô cùng phức tạp. Khi hành tinh gần ngay hai Mặt trời bề mặt sẽ bị nóng chảy; Khi cách xa Mặt trời thì biến thành thế giới khô lạnh. Phạm vi thay đổi nhiệt độ lớn như vậy thì làm sao con người có thể sống được? Xem ra, chỉ có những hành tinh ổn định như Mặt trời, mới có điều kiện ưu đãi, là hành tinh được chào đón. Các nhà thiên văn học gọi những hành tinh như vậy là hành tinh kiểu Mặt trời.
Cho dù điều kiện khắc nghiệt như vậy, hạn chế nghiêm ngặt như vậy, nhưng trong hệ Ngân Hà, có những hành tinh kiểu mặt trời thuộc hệ hành tinh có điều kiện sống phù hợp có thể có khoảng hơn triệu, trong đó có vài hành tinh chứa đựng thế giới văn minh. Năm 1960, thế giới có một kế hoạch nghiên cứu khoa học mang tên Osma, chuyên viên nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng điện xạ đường kính 26m, nhằm vào hai hành tinh kiểu mặt trời mà rất có khả năng chứa hành tinh, chúng đều là láng giềng của chúng ta, một là chòm sao Bạc giang cách chúng ta 10,8 năm ánh sáng; Một là chòm sao cá kình cách 11,8 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn học tính toán 400 giờ đồng hồ, thử vẽ những tín hiệu mà có khả năng những người ngoài hành tinh gửi cho chúng ta, đây chính là thử nghiệm chưa từng có mà nhân loại muốn tìm kiếm sự sống ngoài trái đất. Hơn 30 năm trở lại đây, đã thực thi nhiều hạng mục nghiên cứu khoa học kiểu như vậy.