Tài liệu: Vì sao nói vũ trụ hữu hạn mà vô biên?

Tài liệu
Vì sao nói vũ trụ hữu hạn mà vô biên?

Nội dung

VÌ SAO NÓI VŨ TRỤ HỮU HẠN MÀ VÔ BIÊN?

 

Text Box:  Vũ trụ thật rộng lớn, nó bao gồm vạn vật, vô cùng vô tận, mà lý luận thuyết vũ trụ hiện đại lại chỉ ra rằng, vũ trụ hữu hạn mà vô biên, điều nào lý giải như thế nào?

Lấy thước đo cuộc sống thường nhật của chúng ta, trái đất là vật thể cực lớn, bán kính trung bình của nó khoảng 6371km, ngồi máy bay bay một vòng quanh trái đất cũng phải mất vài chục tiếng đồng hồ. Hình dáng của mặt trời càng to khủng khiếp, trong lòng nó chứa 1,3 triệu địa cầu. Tuy nhiên, mặt trời chỉ là một thành viên bình thường trong đại gia đình hệ Ngân Hà, trong hệ Ngân Hà có hàng tỷ hành tinh giống như mặt trời, muốn ánh sáng chạy xuyên qua hệ Ngân Hà với tốc độ nhanh nhất cũng mất hơn 10 vạn năm! Ngoài trời có trời, ngoài hệ Ngân Hà, ra còn có vô vàn tinh hệ - đại gia đình thiên thể cực lớn hệt như hệ Ngân Hà. Với sự trợ giúp của kính viễn vọng thiên văn ngày càng lớn, chúng ta nhìn thấy các thiên thể ngày càng nhiều hơn, ngày càng xa hơn, ngày nay ít nhất có thể nhìn thấy, thiên thể ngoài 10 tỷ năm ánh sáng, cũng có thể nói, ngày nay kích cỡ vũ trụ mà chúng ta có thể quan sát nghiên cứu đã vượt quá 10 tỷ năm ánh sáng? Tuy nhiên, vũ trụ mà chúng ta quan sát nghiên cứu vẫn chỉ là một phần trong vũ trụ thực sự, bị hạn chế bởi tầm nhìn của kính viễn vọng, chúng ta vẫn chưa thể nhìn thấy toàn bộ điện mạo của vũ trụ, vẫn khó xác định vũ trụ rộng lớn như thế nào.

Từ đó xem ra, vũ trụ của chúng ta thực tế quá rộng lớn vượt quá sức tưởng tượng của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta đem định nghĩa vũ trụ xét trên phương diện vật lý tổng hợp lý giải thời gian và không gian, nó không lớn vô hạn. Quan sát nghiên cứu thiên văn cho thấy, giữa các tinh hệ đều ở cách xa nhau như vậy, mà khoảng cách càng xa thì tốc độ phân ly càng nhanh. Hiện tượng này cũng giống như chúng ta thổi một quả bóng hơi mà trên bề mặt có dải chấm hoa, khi bóng hơi càng thổi càng to, chấm hoa trên bề mặt càng cách xa nhau. Nghiên cứu thiên văn học hiện đại cho thấy, vũ trụ của chúng ta giống như quả bóng hơi đang phình to. Tuy đang phình to, nhưng nếu đẩy ngược về quá khứ (khoảng trên 10 tỷ năm) thì thu nhỏ thành một cái chấm. Cho nên vũ trụ có khả năng được sinh ra trong một “vụ nổ” quy mô cực lớn, được sản sinh ra từ một ''điểm''. Cho dù chúng ta vẫn không thể biết chính xác vũ trụ rốt cuộc bao hàm bao nhiêu vật chất, nhưng cho dù thế nào, xét về mặt không gian và thời gian đều khẳng định vũ trụ không phải là vô hạn.

Nhưng một vũ trụ có giới hạn như vậy, chúng ta mãi mãi không thể tìm thấy đầu đuôi của nó ở đâu, vũ trụ không có ranh giới? Làm sao có thể lý giải hiện tượng kỳ lạ này? Vẫn phải nhờ đến quả bóng hơi phình to, nếu như chúng ta biến thành một loại côn trùng thân dẹt không có bề dày, cần lưu ý: trong mắt của côn trùng thân dẹt chỉ có phải trái trước sau chứ không có trên dưới. Vậy thì cho dù chúng ta làm cách nào bò trên mặt quả bóng cũng không thể tìm thấy đầu đuôi ở đâu, đối với những con côn trùng thân dẹt mà nói, bề mặt của quả bóng hơi chính là vật hữu hạn mà vô biên. Trở lại thế giới ba chiều, do tác dụng lực hút vật chất của vũ trụ, thuyết tương đối của Anhxtanh đã chứng minh, thế giới ba chiều của chúng ta trong thước đo vũ trụ cũng là khúc cong trên bề mặt quả bóng hơi (rất khô tưởng tượng đúng không, nhưng sự thực như vậy), chính bởi vì khúc cong của thời gian và không gian, nếu chúng ta có cơ hội du hành trong vũ trụ, cũng gặp phải hiện tượng đi mãi mà không thấy đầu cuối, đây chính là hàm ý cơ bản nhất ''vũ trụ vô biên''.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359243608281250/Vu-tru/Vi-sao-noi-vu-tru-huu-han-ma-vo-bien...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận