Tài liệu: Biến thiên thể là gì?

Tài liệu
Biến thiên thể là gì?

Nội dung

BIẾN THIÊN THỂ LÀ GÌ?

 

Text Box:  Biến thiên thể là những tinh tú mới xuất hiện ngoài hệ Ngân Hà, việc phát hiện ra chúng là một trong 4 phát hiện lớn của ngành thiên văn học thập niên 60 thế kỷ 20. Kể từ đó cho đến nay đã phát hiện được hàng ngàn biến thiên thể.

Vào thập niên 50 thế kỷ 20, khi các nhà thiên văn học dùng kính viễn vọng điện xạ tiến hành quan sát tính toán, phát hiện trong vũ trụ tồn tại một lượng lớn nguồn điện bức xạ, tức là những thiên thể phát ra sóng điện rất mạnh. Nhưng khi sử dụng kính viễn vọng quang học quan sát thì có không ít những dòng điện bức xạ, nhưng không thể tìm thấy những thiên thể tương ứng mà quang học có thể nhìn thấy. Năm 1960, nhà thiên văn học người Mỹ là Maxim và Sangdeqili dùng kính viễn vọng cực đại đường kính 5m phát hiện ra dòng điện bức xạ ''3C48'' ứng với một ngôi sao tối cấp 16, tia bức xạ cực tím của nó cực mạnh, trong quang phổ có một vài tia phát xạ ''kỳ lạ''. Hai năm sau, ở Australlia có người đã phát hiện ra một dòng điện bức xạ khác ''3C273'' cũng ứng với một ngôi sao tối (âm tinh) khác. Năm 1963, nhà thiên văn học người Hà Lan Smith đã chụp ảnh quang phổ của thiên thể có dạng hành tinh này, phát hiện trong đó có 4 tia quang phổ mà quan hệ giữa chúng giống như 4 tia phổ của nguyên tố hidro trong quang phổ, phát hiện này đã gợi mở cho những người như Maxim, họ đã tiến hành nghiên cứu lại quang phổ 3C48, chứng thực những tia phổ ''kỳ lạ'' kia vốn dĩ đều do các nguyên tố quen thuộc sản sinh ra, chỉ là thiên thể này có lượng hồng di 0,367. Người ta đã nghiên cứu phân tích, khảng định chúng không phải hành tinh trong hệ Ngân Hà, mà là thiên thể ngoài Ngân Hà.

Đối với những thiên thể gần giống hành tinh nhưng không phải hành tinh, người ta gọi nó là ''Nguồn điện bức xạ biến tinh''. Sau này, nhờ những quan sát tính toán quang học lại phát hiện trên một vài tấm phim chụp có chấm nhỏ gần giống hành tinh, trong quang phổ của chúng, tia phát xạ cũng có lượng hồng di rất lớn, nhưng không phát ra sóng điện bức xạ, gọi là ''tinh thể lam''. Tinh thể lam và dòng điện bức xạ biến tinh đều được gọi chung là ''biến thiên thể''.

Việc phát hiện ra biến thiên thể từng bước chứng minh tính đa dạng của vật chất trong vũ trụ, cung cấp những đối tượng quan sát tính toán mới cho việc nghiên cứu sự hình thành và qui luật biến hoá của các thiên thể ngoài Ngân Hà. Căn cứ vào những bức ảnh chụp hiện ra những đốm sáng gần giống như hành tinh, các nhà thiên. văn học suy đoán kích cỡ tinh thể đó không đến 1 năm ánh sáng, hoặc chỉ bằng 1 phần vạn kích cỡ hệ Ngân Hà, thậm chí nhỏ hơn nữa.

Đặc điểm nổi bật của biến thiên thể là có hồng di rất lớn, tức là chúng bay với tốc độ lớn cách xa chúng ta. Biến thiên thể cách chúng ta rất xa, khoảng vài tỷ năm ánh sáng, thậm chí xa hơn nữa, nhưng xét trên độ sáng quang học lại không hề yếu, có thể nhìn thấy tần số bức xạ quang phổ gấp hàng trăm ngàn lần những tinh hệ thông thường, tần số bức xạ điện lớn gấp 100 vạn lần tinh hệ bình thường.

Một bộ phận các nhà thiên văn học cho rằng, biến thiên thể có thể không nằm trong khoảng cách quá xa mà ở ngay gần hệ Ngân Hà, có người còn hoài nghi rằng hồng di của nó đã đáp ứng định luật Happer tồn tại nhiều năm. Nhìn chung, những nghiên cứu về biến thiên thể đã tạo ra những thách thức cho vật lý học cận đại, mà giải quyết vấn đề này có khả năng giúp cho nhận thức của chúng ta về qui luật tự nhiên tiến lên một bước lớn.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359241596250000/Vu-tru/Bien-thien-the-la-gi.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận