VẬT LIỆU NANOMET LÀ GÌ?
Nếu như nói rằng, sắt rất có thể tự bốc cháy trong không khí, nhất định bạn sẽ không tin. Thực ra, trong cuộc sống, cho dù có đốt đinh sắt dây sắt đến phát đỏ, chúng cũng không thể cháy được. Thế nhưng, nếu như cho bột sắt nhẹ nhàng rải trên ngọn lửa của đèn cồn, những hạt bột sắt nhỏ này sẽ bốc cháy, hình thành rất nhiều sao lửa sáng xung quanh ngọn lửa. Không chỉ như vậy, các nhà hóa học còn dùng phương pháp hóa học để chế ra một loại bột sắt tự cháy có màu đèn nhánh và nhỏ hơn nữa, loại bột sắt lạnh này khi đã phát tán ra trong không khí liền tự bốc cháy, hình thành hoa lửa theo từng nhóm.
Thực ra, ngoài sắt ra, các loại kim loại thông thường không dễ bốc cháy trong không khí như chì, niken đều có thể dùng phương pháp hóa học chế thành dạng bột cục nhỏ, sau đó trở thành bột chì, bột niken tự bốc cháy. Điều này chỉ rõ sự biến đổi tương đối của các hạt vật chất, có thể sẽ biến đổi một số tính chất vốn có của nó, vật liệu nanomet chính xuất phát từ nguyên nhân này đã trở thành điểm chú ý đặc biệt của các nhà khoa học ngày nay.
Vậy nanomet là gì? Nanomet là một đơn vị đo chiều dài, 1m = 1000mm, 1mm = 1000 micron() và 1micron = 1000 nanomet. Có thể thấy nanomet là đơn vị đo lường cực nhỏ. Kích thước của đa số các hạt ở dạng bột đều là từ đơn vị micron trở lên. Một hạt micron có thể bao gồm vài tỷ nguyên tử và phân tử, lúc này nguyên liệu thể hiện tính chất vi mô của lượng lớn phân tử. Nếu như gia công hạt thành kích cỡ của hạt nanomet, tức là số các nguyên tử hoặc phân tử giảm gấp tỷ lần, các nguyên liệu được làm từ các hạt vi nhỏ này được gọi là vật liệu nanomet. Do vậy, vật liệu nanomet còn có tên khác là vật liệu hạt siêu nhỏ.
Do số lượng hạt nhỏ tăng nhanh, tổng diện tích bề mặt trở nên lớn, từ đó làm cho tỷ lệ nguyên tử trên mặt biên trở nên rất cao, thường đạt tới khoảng một nửa tổng số nguyên tử. Do đó, vật liệu nanomet thường có tính chất bóng, điện, từ, nhiệt, lực và hóa học đặc biệt, thể hiện sự khác biệt hoàn toàn so với nguyên liệu vĩ mô. Ví dụ, điểm nóng chảy của kim loại là 1063oC, nhưng sau khi biến kim loại thành dạng bột nanomet, nhiệt độ nóng chảy có thể xuống tới 330oC, điểm nóng chảy của bạc là 961oC, sau khi chế thành bột bạc micromet có thể xuống tới 100oC. Ví dụ tiếp nếu như sau khi biến chất xúc tác thành vật liệu nanomet, do diện tích bề mặt lớn, hoạt tính tăng gấp nhiều lần nhiệt độ của phản ứng xúc tác cũng có thể giảm xuống vài trăm độ.
Sự xuất hiện của vật liệu nanomet đã thu hút được sự quan tâm chú ý đặc biệt của mọi người. Các nhà khoa học tin rằng, trong thế kỷ 21, vật liệu nanomet sẽ ngày càng phát triển.