TRẬN KADESH (QADESH)
Xảy ra vào năm 1312 trước Công nguyên, là một trong các trận đánh chủ yếu diễn ra giữa Cổ Ai Cập với cường quốc Tây Á Hittite nhằm tranh giành khu vực Tiểu Á Tế Á.
Ai Cập là một quốc gia cổ xưa. Người Hittite dựng nước muộn hơn Ai Cập, nhưng do phát minh ra sớm nhất và đã sử dụng rộng rãi đồ sắt nên nhanh chóng trở thành một cường quốc quân sự, nên bắt đầu uy hiếp địa vị bá quyền thống trị của Ai Cập ở Tiểu Á Tế Á.
Năm 1317 trước Công nguyên, Pharaon Ai Cập Ramsès II lên ngôi. Ông muốn khôi phục lại quyền bá chủ của Ai Cập ở Tiểu Á Tế Á. Năm 1312 trước Công nguyên, ông dẫn ba vạn đại quân tấn công Hittite. Người Hittite cho phục binh trong thành Kadesh ở Syria, quyết một phen sống mãi với người Ai Cập.
Thành Kadesh được xây dựng trên một cao điểm bên sông Eurotas vốn từ xưa đến nay là đường giao thông huyết mạch của Tây Á, cũng là vùng đất mà quân đội Ai Cập phải đi qua. Ramsès II coi Kadesh là mục tiêu tấn công quan trọng hàng đầu, nhựng lại không hay biết người Hittite đã có sự chuẩn bị từ trước. Tháng 5 năm 1312 trước Công nguyên, vào một ngày nọ, đại quân Ai Cập tiến được đến bờ sông Eurotas. Quân lính Ai Cập bắt được hai kỵ binh Hittite cải trang thành dân du mục. Hai người này báo cho Ramsès biết, quốc vương Hittite đã dẫn quân rút khỏi thành Kadesh để tránh xung đột với người Ai Cập. Ramsès II nhẹ dạ tin ngay, không chờ đại quân kéo tới đã cho quân vượt sông, kéo tới chân thành Kadesh hạ trại nghỉ ngơi. Đúng lúc đó, quân Hittite mai phục chung quanh đột nhiên xuất hiện, bao vây Ramsès II dưới chân thành. Cũng may viện binh vừa kịp kéo tới nên Ramsès II mới vào ẩn náu được trong thành Kadesh. Trận huyết chiến làm tổn thương nhiều đến tinh thần chiến đấu của đạo quân viễn chinh, Ai Cập buộc phải đồng hy với đề nghị chiến của người Hittite, rút quân về nước.
Sau trận Kadesh, chiến tranh giữa Ai Cập và Hittite còn diễn ra trong nhiều năm, mãi tới năm 1296 trước Công nguyên, Hittite và Ai Cập mới ký kết hòa ước, kết thúc chiến tranh. Bản hòa ước này cho đến nay có thể coi là một điều ước quốc tế sớm nhất. Nguyên bản điều ước không giữ lại được, nhưng hai phụ bản của điều ước vẫn còn lưu lại cho tới ngày nay: một bản được khắc bằng chữ Ai Cập trên tường đền thờ Karmak ở Ai Cập, một bản đất nung viết theo kiểu chữ ''hình góc nhọn” của người Hittite hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng Berlin.