CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA
Năm 1917, chỉ trong vòng 8 tháng, ở nước Nga đã lần lượt nổ ra hai cuộc cách mạng: cuộc cách mạng tư sản và cuộc cách mạng vô sản. Một nhà nước hoàn toàn mới mẻ đã ra đời, làm chấn động cả thế giới.
So với Tây Âu, nước Nga hồi đầu thế kỷ thứ 20 là một nước công nghiệp lạc hậu. Song các khu công nghiệp của nó khá tập trung và sự tập trung này đã khiến giai cấp vô sản công nghiệp Nga tuy chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số nhân khẩu nhưng lại có một trình độ tổ chức cao, vượt rất xa so với tỷ lệ hiếm hoi của nó cả về ảnh hưởng chính trị cũng như năng lực hành động.
Ngày 12 tháng 3 năm 1911 (tức ngày 27 tháng 2 theo lịch Nga) ở nước Nga Sa hoàng bị cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất làm cho kiệt quệ cuối cùng đã bùng nổ cách mạng. Chỉ trong tám ngày, vương triều Romanov đã bị sụp đổ như một tòa nhà làm bằng giấy. Trong thời kỳ cách mạng, đại biểu của công nhân và binh sĩ ở thủ đô Petrograd đã thành lập một tổ chức thống nhất - Xô viết đại biểu công nhân và binh sĩ. Các đại biểu của giai cấp tư sản củng vội vã thành lập một chính phủ lâm thời không có những người xã hội chủ nghĩa tham gia. Thế là thủ đô nước Nga bấy giờ song song tồn tại hai chính quyền – Xô viết và Chính phủ lâm thời. Suốt mấy tháng sau đó, hai lực lượng chính trị này đã đấu tranh quyết liệt với nhau.
Sau khi Cách mạng Tháng Hai bùng nổ, ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lenin từ Thụy Sĩ về đến Petrograd. Ngay hôm sau, Lenin đã có bài nói nổi tiếng mà sau này được gọi là Luận cương tháng Tư, trong đó ông đưa ra khẩu hiệu ''Tất cả chính quyền về tay Xô viết'' Theo Lenin, mục cuối cùng của cuộc cách mạng này phải là biến ''cách mạng tư sản'' thành ''cách mạng vô sản'', thực hiện nền chuyên chính vô sản ở nước Nga. Ngày 16 tháng 7, binh sĩ đơn bị súng máy số 1 phối hợp với hải quân là công nhân hạm đội Baltique, tự phát kêu gọi biểu tình thị uy. Năm mươi vạn quần chúng đã đổ ra đường phố. Ngày hôm sau, chính phủ điều quân đội đến đàn áp đẫm máu những người biểu tình. Sau sự kiện tháng Bảy, Chính phủ lâm thời cải tổ, Kerenski trở thành người đứng đầu chính phủ, phái ''menchevik'' và đảng Xã hội cách mạng đã khống chế thủ đô. Xô viết tuyên bố ủng hộ chính phủ, Petrograd cũng chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, toàn bộ chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản. Sau sự kiện tháng Bảy, các lãnh tụ của phái Bônsêvích buộc phải chuyển vào hoạt động bí mật, Lenin một lần nữa phải lưu vong ra nước ngoài.
Ngày 3 tháng 9 năm đó, Riga bị quân Đức chiếm đóng, viên tướng phản động Kornilov lợi dụng cơ hội Riga thất thủ thực hiện kế hoạch chống Chính phủ lâm thời của hắn. Ngày 7 tháng 9, mượn cớ trấn áp phái Bolchevik, hắn phát động cuộc phiến lọan chống chính phủ. Chính phủ Kerenski buộc phái liên hiệp với phái Bonsêvích để có điều kiện vũ trang cho công nhân thủ đô dẹp yên cuộc phiến loạn. Được sự ủng hộ của những người Bônsêvích và công nhân vũ trang, cuộc nổi loạn cuối cùng đã bị đập tan. Sau đó, lực lượng của phái Bolchevik trong các Xô viết ở thủ đô lại chiếm được ưu thế, Petrograd một lần nữa lại hình thành cục diện hai chính quyền song song tồn tại và tương quan lực lượng rõ ràng là bất lợi cho Chính phủ lâm thời. Kerenski mưu mô dùng biện pháp điều chuyển quân đội, đưa những lực lượng có tinh thần cách mạng ra tiền tuyến, điều những đơn vị ủng hộ chính phủ từ tiền tuyến về, hòng làm thay đổi lực lượng so sánh. Song mệnh lệnh này đã bị Hội đông quân sự cách mạng bao gồm các thành viên Xô - viết phủ quyết. Ngày 5 tháng 11, Kerenski một lần nữa lại ra lệnh bắt các lãnh tụ của phải Bolchevik, đóng cửa báo chí của Đảng Bônsêvích. Trước tình hình đó, Lenin quyết định khởi nghĩa. Ngày 6 tháng 11, khởi nghĩa bắt đầu. Ngay hôm sau (ngày 7 tháng 11), binh sĩ khởi nghĩa đã đánh chiếm được Cung điện Mùa Đông, Tổng hành dinh của Chính phủ lâm thời. Trừ Kerenski chạy thoát, các thành viên khác của chính phủ đều bị bắt.
Giành được thắng lợi, Đảng Bônsêvích đã thiết lập một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Ngày cách mạng thắng lợi là ngày 7 tháng 11, nhưng theo lịch Nga là ngày 25 tháng 10, nên trong lịch sử, gọi cuộc cách mạng đó là Cách mạng tháng Mười.