Tài liệu: Quốc tế thứ nhất

Tài liệu
Quốc tế thứ nhất

Nội dung

QUỐC TẾ THỨ NHẤT

Sau thất bại của cách mạng 1848 – cao trào cách mạng đã bùng nổ hầu khắp các nước châu Âu – năm 1852, đồng minh những người cộng sản buộc phải giải tán. Mười hai năm sau, năm 1864, cùng với sự lớn mạnh của phong trào công nhân quốc tế, một tổ chức của giai cấp vô sản quốc tế lại được thành lập, đó chính là “Hội liên hiệp công nhân quốc tế” mà ta quen gọi là Quốc tế thứ nhất.

Tháng 1 năm 1863, nhân dân Ba Lan vũ trang khởi nghĩa chống lại ách thống trị của nước Nga Sa hoàng. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp đẫm máu. Để bày tỏ sự ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Ba Lan, tháng 7 năm đó, tại London công nhân Anh tổ chức một cuộc mít tinh quần chúng ủng hộ nhân dân Ba Lan và kêu gọi công nhân các nước triệu tập một hội nghị quốc tế có công nhân Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Ý và Ba Lan tham gia. Lời kêu gọi đó được công nhân các nước nhiệt liệt hưởng ứng. Ngày 28 tháng 9 năm 1864, đại biểu công nhân các nước tụ hội tại giáo đường Saint Martin ở Lon don một lần nửa tuyên bố ủng hộ cuộc  khởi nghĩa Ba Lan và đã thảo luận về cuộc đấu tranh chung của giai cấp công nhân quốc tế.

Marx đã tham gia đại hội với tư cách là đại biểu công nhân Đức và được bầu làm thành viên của Đoàn Chủ tịch. Đại hội tuyên bố thành lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế và bầu ra cơ quan lãnh đạo - Ủy ban trung ương lâm thời Marx được bầu vào Ủy ban Trung ương, và đảm nhiệm chức Bí thư thông tấn  của Đức.

Quốc tế thứ nhất được thành lập, nhiệm vụ chủ yếu nhất của nó lúc này là định ra Cương lĩnh và Chương trình hành động. Do quan điểm của các ủy viên có sự khác nhau rất cơ bản về mục đích và nhiệm vụ của việc thành lập tổ chức  quốc tế này, nên đã xảy ra một cuộc tranh cãi hết sức kịch liệt. Cuối cùng, Cơ quan lãnh đạo Quốc tế quyết định giao cho Marx sửa đổi Cương lĩnh và Chương trình. Để Cương lĩnh vừa có thể giữ vững những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, lại vừa có thể được phong trào công nhân đang phát triển ở những mức độ khác nhau dễ đàng tiếp nhận, Marx đã dùng biện pháp ''kiên  quyết về thực chất, ôn hòa về hình thức'', không sử dụng những từ như ''chủ nghĩa cộng sản'', ''đảng cộng sản''…, mà vẫn đưa được những tư tưởng cơ bản của ''Tuyên ngôn các đảng Cộng sản'' vào trong ''Tuyên ngôn thành lập'' và ''Cương lĩnh chung'' của Quác tế thứ nhất. Trong ''Cương lĩnh chung'', Marx chỉ  rõ mục tiêu của giai cấp công nhân không phải nhằm thiết lập những đặc quyền mới, mà là tiêu diệt mọi ách thống trị giai cấp. Giai cấp công nhân chỉ có dùng  đấu tranh chính trị và cách mạng bạo lực mới có thể thực hiện được mục tiêu vĩ  đại là giải phóng giai cấp mình. Hai văn kiện có tính chất cương lĩnh này đã đặt cơ sở về tư tưởng và nền móng về tổ chức cho hoạt động của Quốc tế thứ nhất.

Quốc tế thứ nhất đã ủng hộ mạnh mẽ phong trào công nhân các nước, truyền bá rộng rãi chủ nghĩa Marx, thúc đẩy phong trào công nhân Âu Mỹ phát  triển. Do hình thế đấu tranh có sự biến đổi, năm1876, theo đề nghị của Marx, tại đại hội đại biểu lần cuối cùng họp ở Philadelphie (Mỹ) đã thông qua quyết nghị giải tán tổ chức quốc tế này.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/797-02-633366829010746250/Phong-trao-cong-san-quoc-te/Quoc-te-thu-nh...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận