Tu viện Metéora
Tu viện Metéora (không trung) ở vào rìa dãy núi Pindus, những tu viện này toạ lạc bên trên ngọn núi cheo leo cao đến 549 mét, nhìn xuống có thể thấy trọn sông Pinnos ở Thessalie miền Đông Hy Lạp, được xây dựng khoảng năm 1380, và muốn lên phải dùng một túi lưới lắc lư và thang tay lắc mới có thể lên được (đến những năm 1920, du khách muốn lên phải trèo thang chênh vênh (thang dài từ 30 mét trở lên) buộc trên đá núi. Hiện nay lối đi lên phải qua một đoạn bậc lên xuống đục từ đá ra, sau đó đi qua chiếc cầu trên vách đá cheo leo rất khó khăn, nên tu viện có rất nhiều tăng lữ đã di cư đi nơi khác và nó giờ đây giống như viện bảo tàng.
Năm 1250, người đứng đầu tu viện (người sáng lập) Metéora đến đây, ông là vị thánh thần Saint Adanaxi từ núi Thánh đến, ông đã dựng lên ở đỉnh núi này những “cột chống trời” (Column of sky). Theo truyền thuyết ông được một tiên nữ hay một con chim ưng đưa lên ngọn núi đá ở chỗ là tu viện hiện nay. Môn đồ của ông, Joseph, là vương tử Servia, ba bốn mươi năm sau lại mở rộng và cải tạo nơi này. Thế kỷ XV - XVI, người Thổ Nhĩ Kỳ chinh phục Thessalie và xây dựng một quần thể tu viện gồm 24 tu viện và nhiều tăng lữ đến đây tu hành. Những thế kỷ XVII - XVIII rất nhiều tu viện trong số đó không còn tồn tại và đến thế kỷ XIX tu viện thu hút những du khách ưa mạo hiểm đến đây và tiếng vang của nó được lan truyền.
Tu viện được xây dựng bằng đá, mái nhà ngói đỏ, hành lang bằng gỗ vươn lên trên vực sâu rất kỳ thú. Mỗi tăng lữ đều có một gian phòng nhỏ hẹp. Trong tu viện có một giáo đường và nhà ăn để tăng lữ dùng bữa. Trên đá đục khoét ra ao chứa nước mưa. Trong tu viện có nhà bếp thô sơ, hai bên giáo đường đều dùng bích hoạ trang trí, trên đó có vẽ cảnh địa ngục và người tử vi đạo chịu đau khổ, các cảnh chém giết...
Sự khó khăn và vất vả của việc xây dựng những nơi ẩn cư như tu viện Metéora sừng sững trên vách đá cheo leo có thể tưởng tượng thấy đời sống tu viện khổ hạnh, nhưng lại khiến họ tránh khỏi sự xâm lấn và quấy nhiễu của bên ngoài.
Di tích Metéora được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1988.