VÌ SAO LƯỢNG VẬN TẢI CỦA TÀU TRỌNG TẢI ĐẶC BIỆT LỚN?
Trong mạng lưới giao thông đường sắt, có tuyến đường vận tải đặc biệt, nó chính là tuyến đường sắt điện khí hoá giữa Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây và đảo Tần Hoàng của bắc Hà Bắc. Đây là tuyến đường sắt vận chuyển số một của Trung Quốc, đoàn tàu đi qua tuyến đường trọng tải này không ngừng vận chuyển than nguyên khai của mỏ than Đại Đồng đến nơi tập trung và phân tán nguyên liệu năng lượng quan trọng này - Cảng đảo Tần Hoàng. Ngoài ra, ở đảo Tần Hoàng còn có thuyền chuyên chở than đá vận chuyển đến các cảng ven biển Trung Quốc và quốc tế.
Qua đó ta thấy, so sánh với tàu thông thường thì lượng vận chuyển của tàu trọng tải lớn hơn rất nhiều, thông thường gấp 2 ~ 3 lần tàu bình thường. Tại sao ''Công lực'' của tàu trọng tải đặc biệt lớn như vậy?
Hoá ra khả năng kéo của tàu lớn hay nhỏ quyết định bởi công suất lớn hay nhỏ và tính năng ưu việt của đầu tàu. Đầu tàu còn được gọi là đầu máy xe lửa, tàu trọng tải thông thường sử dụng đầu máy kéo công suất lớn, chất lượng tốt làm động lực, hoặc dùng hai đầu máy thông thường trở lên cùng kéo các toa xe. Thông thường, đầu máy kéo công suất lớn kéo được trọng lượng toa xe lớn nhất là trên 5000 tấn, còn đầu máy thông thường chỉ kéo được 2000 ~ 3000 tấn. Khi tàu trọng tải sử dụng nhiều đầu máy để kéo, thì các đầu máy đều ''cùng phát lực'', dưới sự điều khiển và điều độ thống nhất, vì thế mà sức kéo được tăng lên rất nhiều, năng lực trọng tải đương nhiên cũng đặc biệt lớn.
Đặc điểm nổi bật của tầu trọng tải chính là nâng cao rất nhiều khả năng vận chuyển, đây là điều đặc biệt quan trọng trong khu vực và những vùng đất cần vận chuyển liên tục. Điều thú vị là có một số tàu trọng tải nhiều đầu máy thường là một tầu tổ hợp được tạm thời hợp thành, khi tầu chở hàng nhiều toa phải đi qua cùng một tuyến đường thường có thể nối đầu và đuôi chúng với nhau, tạm thời tổ hợp thành một tầu trọng tải. Đầu máy kéo của những kiểu tầu này dưới sự chỉ huy thống nhất sẽ làm chúng đi đều, bảo đảm tốc độ và điều khiển phanh chung, thực hiện thao tác đồng bộ. Sau khi cùng đi chung một tuyến đường, tàu trọng tải tạm thời lại phân tán thành các tầu bình thường, lần lượt đi theo từng tuyến đường sắt có hướng khác nhau hướng về các mục đích riêng.