VÌ SAO NHÂN LOẠI MUỐN KHAI PHÁ
TÀI NGUYÊN TRÊN KHÔNG?
Đào giếng ở trên mặt đất sẽ tìm thấy nước, đó là tài nguyên nước; Khai khoáng bới than, thu được năng lượng, đó là tài nguyên khoáng sản. Trong thái không ở vào trạng thái chân không, tuy trong vật lý cũng định nghĩa chân không là vật chất, nhưng xét về hình thái thì nó vẫn ''chẳng có gì''. Vậy thì, trạng thái không có tài nguyên gì có thể khai thác?
Tục ngữ nói rằng, đứng càng cao nhìn càng xa. Ngồi trên máy bay nhìn mặt đất không bị vật gì che khuất, núi cao và sông dài cũng trở nên nhỏ bé, tầm nhìn vô cùng rộng mở. Nếu như ở trong thiết bị hàng không vũ trụ nhìn trái đất từ thái không, càng nhìn thấy nhiều khu vực hơn, thậm chí có thể nhìn trái đất ''thu gọn trong tầm mắt''. Cao và xa cũng là tài nguyên quan trọng, được coi là nguồn tài nguyên ở vị trí cao xa trong không gian.
Khoảng cách giữa mặt đất và quĩ đạo thấp nhất của các thiết bị hàng không vũ trụ thông thường cũng khoảng 200km, đó chính là thiết bị được chế tạo dựa trên cơ sở nguyên lý động lực học không khí mà các loại máy khác như máy bay, khinh khí cầu, tàu vũ trụ còn lậu mới theo kịp; Thiết bị hàng không vũ trụ tĩnh tại đối lập với trái đất, không có biên giới các nước và hạn chế địa lý, những tháp khổng lồ và ngọn núi cao cũng không thể so sánh được; Thiết bị này có thể bay vòng quanh trái đất, phạm vi hoạt động của nó đương nhiên lớn hơn phạm vi của máy bay.
Vị trí của thiết bị vũ trụ trong thái không càng cao, thì phạm vi quan sát bề mặt trái đất càng rộng. Vậy thì có phải càng cao càng tốt? Cũng không phải. Nếu đặt quyển sách ''10 vạn câu hỏi tại sao'' trên mặt đất ở độ cao 1m, còn có thể nhìn thấy rõ ràng chữ trên trang giấy; Nhưng nếu bạn thử chạy lên tầng 2 ở độ cao 4 ~ 5m nhìn quyển sách này thì không thể nhìn thấy rõ chữ ở trên đó. Cho nên, vị trí càng cao phạm vi càng lớn, nhưng mật độ tin tức càng thấp. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các thiết bị quan sát mặt đất có tần số phân giải cao được gắn trên các thiết bị hàng không vũ trụ để bù đắp thiếu sót mật độ tin tức. Điều này cũng giống như bạn ở trên tầng 2 dùng kính viễn vọng nhìn vào một quyển sách trên mặt đất.
Lợi dụng điển hình của tài nguyên cao xa trống không gian mà đại diện là thiết bị vũ trụ tĩnh trên quĩ đạo tĩnh của trái đất. Nó nằm cao hơn đường xích đạo 36000km, tốc độ góc tương đồng với trái đất, lấy tâm đường xích đạo làm chuẩn quay một vòng tròn quanh trái đất. Một thiết bị vũ trụ tĩnh có thể che phủ một vùng bằng 2/5 trái đất. Nếu như trên quĩ đạo hình tròn này, phân bố đều 3 thiết bị vũ trụ trên 3 đỉnh tam giác đều, thì có thể đảm nhận nhiệm vụ thông tin quan sát tất cả các khu vực nằm rlgoài hai cực Bắc Nam ở trái đất.
Tài nguyên có hạn, tài nguyên trong không gian cao xa cũng vậy. Quĩ đạo tĩnh của trái đất cũng chỉ có một đường duy nhất. Vị trí qũi đạo của đường này tương đối hữu ích, một khi bị chiếm hữu, người khác cũng không có cách nào khai thác.
Ngoài nguồn tài nguyên trong không gian cao xa ra, nguồn tài nguyên vũ trụ còn có tài nguyên môi trường trong sạch, độ chân không cao, tài nguyên môi trường vi trọng lực, nguồn năng lượng mặt trời và nguồn tài nguyên mặt trăng. Tuy nhiên, vào thế kỷ 20, nguồn tài nguyên thực sự đem lại lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội vẫn là sự khai thác nguồn tài nguyên trong không gian cao xa.