Tài liệu: Vì sao rác thải vũ trụ sẽ đe dọa hoạt động hàng không vũ trụ?

Tài liệu
Vì sao rác thải vũ trụ sẽ đe dọa hoạt động hàng không vũ trụ?

Nội dung

VÌ SAO RÁC THẢI VŨ TRỤ SẼ ĐE DOẠ

HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG VŨ TRỤ?

 

Kể từ khi nhân loại bắt đầu các hoạt động hàng không vũ trụ, tàn dư sau những lần phóng tên lửa, những thất bại của các thiết bị vũ trụ nhân tạo như tự nổ hoặc đâm vào nhau tạo thành những mảng vỡ không gian ngày càng nhiều. Những mảnh vỡ này tồn lưu lâu ngày trên không gian ngoài tầng khí quyển trái đất, được gọi là rác vũ trụ. Rác vũ trụ chuyển động trên độ cao khác nhau, mặt bằng quĩ đạo khác nhau, tạo thành từng tầng ''vòng bao vây'' bao quanh trái đất đe doạ ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường không gian ngoại tầng khí quyển trái đất.

Sự tồn tại rác thải vũ trụ đe doạ nghiêm trọng đến việc phóng và vận hành các thiết bị hàng không vũ trụ. Rác vũ trụ thường bay vòng quanh trái đất với tốc độ cao, nếu như các thiết bị hàng không vũ trụ đang trong quá trình phóng xạ hoặc vận hành, nếu xảy ra va đập với mảnh vỡ không gian nào đó, vậy thì do tốc độ giữa chúng rất nhanh, thiết bị vũ trụ sẽ bị hư hại nặng. Ngày 24 tháng 7 năm 1996, một vệ tinh nhân tạo của Pháp đã bay ngược trở lại mặt đất, hoàn toàn không thể khống chế được. Qua quan sát và nghiên cứu tỉ mỉ, vệ tinh này sử dụng trọng lực điều khiển kiểu bậc thang, khi bị một mảnh vỡ không gian va đập vào, khiến cho vệ tinh này hư hại  ''Kẻ gây sự'' sự cố trên không lần này chính là những mảnh vỡ còn sót lại trên không trung sau lần phóng thất bại tên lửa ''Allan'' .

Đương nhiên, nếu những thiết bị vũ trụ này mang theo người mà va đập với rác vũ trụ thì hậu quả không thể tưởng tượng được. Năm 1991, máy bay mang ký hiệu ''Atlantic'' đang trong hành trình bay, trung tâm quan sát trên mặt đất phát hiện trên qũi đạo đã định của máy bay có một mảnh vỡ không gian rất lớn. Để kịp thời tránh các vũ trụ, các chuyên gia chỉ huy trung tâm mặt đất ngay lập tức tính toán qũi đạo của máy bay và mảnh vỡ này, sau đó ra lệnh máy bay hạ cánh ngay lập tức. Tuy máy bay tiếp đất an toàn, nhưng theo chỉ số tiêu chuẩn khoảng cách an toàn thái không, mảnh vỡ này dường như ''kề vai sát cánh'' cùng máy bay, vô cùng nguy hiểm.

 Một vài mảnh vỡ vũ trụ có bề mặt lớn lại rất sáng, sẽ phản chiếu ánh sáng trong vũ trụ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quan sát thiên văn và thì, nghiệm khoảng không đất nhiều rác vũ trụ trước đây là những hạt nhân chủ lực của thiết bị hàng không vũ trụ, nếu như quĩ đạo của rác thải vũ trụ này càng thấp, tốc độ càng ngày càng chậm thì có khả năng rơi xuống bề mặt trái đất, trực tiếp tạo nên ô nhiễm phóng xạ hạt nhân.

Do vậy, nếu như không ý thức việc phóng xạ thiết bị vũ trụ vào thái không, rất có khả năng trái đất sẽ bị bao phủ bởi một lớp rác vũ trụ dày đặc, trở ngại nghiêm trọng đến hoạt động hàng không vũ trụ. Ngày nay, các nước trên thế giới ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề này, đồng thời tiến hành cải tiến thiết kế tên lửa và các thiết bị hàng không vũ trụ cũng như ngăn chặn sự gia tăng rác vũ trụ thông qua lập pháp quốc tế.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/38-26-633359249739687500/Vu-tru/Vi-sao-rac-thai-vu-tru-se-de-doa-hoa...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận