Tài liệu: Vì sao và bằng cách nào sinh vật tiêu thụ đường?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đường là một nguồn năng lượng chủ yếu đối với mọi sinh vật. Ở các nước công nghiệp,
Vì sao và bằng cách nào sinh vật tiêu thụ đường?

Nội dung

Vì sao và bằng cách nào sinh vật tiêu thụ đường?

Đường là một nguồn năng lượng chủ yếu đối với mọi sinh vật. Ở các nước công nghiệp, trong chế độ ăn hằng ngày của người trung bình có 350 g gluxit. Lượng này giúp họ bù đắp phần lớn nhu cầu năng lượng, còn lại do mỡ cung cấp. Từ vi khuẩn đến người, glucose là một nhiên liệu tuyệt vời, đồng thời là loại đường duy nhất mà các tế bào thần kinh sử dụng. Tất cả các tế bào sống có thể phân giải gluose nhờ một loạt phản ứng hoá sinh để giải phóng năng lượng của phân tử này.

Để lường trước nhu cầu cấp thiết về năng lượng, ví dụ khi phải cố gắng nhiều, cơ thể phải để dành đường bằng cách dự trữ glucose thừa, được dồn lại sau mỗi bữa ăn. Gan và cơ chịu trách nhiệm về công việc này bằng cách chế tạo glycogen, một đại phân tử được cấu thành từ một mạch có hàng chục đơn vị glucose. Thực vật cũng là một ''kho'' đường, đặc biệt dưới dạng tinh bột và saccharose, là những dạng chiếm phần lớn gluxit trong thức ăn của người. Ngược lại với động vật, thực vật không tìm kiếm đường một cách trực tiếp trong môi trường của chúng. Chúng phải chế tạo đường từ nước lấy trong đất và khí cacbonic trong không khí. Chẳng hạn, khi kết hợp sáu phân tử khí cacbonic (6CO2) với sáu phân tử nước (6H2O), cây có thể tổng hợp một phân tử glucose (C6H12O6) đồng thời thải ra khí oxy (6O2). Việc áp các thành phần khác nhau không diễn ra một cách tự phát mà cần đến năng lượng dưới dạng ánh sáng do các quang tử (photon) bắt nguồn từ Mặt trời mang tới. Chính năng lượng ánh sáng này được tích lũy trong cây mà chúng ta ăn và được khôi phục gián tiếp trong chúng ta, khi glucose được phân giải trong cơ thể.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1879-02-633462886376718750/Duong/Vi-sao-va-bang-cach-nao-sinh-vat-ti...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận