Tài liệu: Vỏ trong có những thành phần gì?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Vỏ trong trên gồm có periđotit, loại đá được cấu thành từ ba chất khoáng thuộc nhóm silicatd là olivin, pyroxen và grenat.
Vỏ trong có những thành phần gì?

Nội dung

Vỏ trong có những thành phần gì?

Vỏ trong trên gồm có periđotit, loại đá được cấu thành từ ba chất khoáng thuộc nhóm silicatd[1] là olivin, pyroxen và grenat. Tập hợp khoáng chất này là tập hợp của các thể vùi của đá được dung nham đưa lên mặt đất. Nhờ có nó mà các nhà khoa học đã chứng minh được thành phần hóa học của lớp vỏ này, là thành phần có oxy chiếm ưu thế (hơn 58%), magie (20,4%) và silic (l5,9%), tiếp đến là sắt (2,2%), nhôm (1,8%) và canxi (1,3%).

Các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm chứng minh rằng tập hợp của ba loại silicat trở nên không bền ở nhiệt độ khoảng 15000C và áp suất khoảng 15 gigapascal ở độ sâu 400 km. Khi ấy các chất khoáng có dạng silicat chặt hơn và đặc hơn. Olivin biến đổi thành wadsleyite  rồi thành ringwoodite, pyroxen và grenat thành majorit. Ở ngoài 660 km, đến lượt những chất khoáng này bị biến đổi dưới tác động của áp suất cao và được thay bằng các chất khoáng còn chặt hơn nữa, như oxyt sắt và magie (magnesiowustite) và nhất là silicat magie (pérovskite). Chỉ riêng silicat magie đã chiếm ít nhất 75% thể tích của vỏ trong dưới. Nó là chất khoáng phong phú nhất ở xa của Trái đất. Cấu trúc của nó rất chắc: mỗi nguyên tử silicat được bao quanh bởi sáu nguyên tử oxy, chứ không phải là bốn trong các giai đoạn ở chỗ nông hơn. Một mặt, ranh giới giữa vỏ trong dưới và vùng chuyển tiếp, và mặt khác, giữa vùng chuyển tiếp và vỏ trong dưới, trùng với sự sắp xếp lại nguyên tử trong các chất khoáng (được gọi là chuyển tiếp giai đoạn) làm tăng tỷ trọng của đá.

Đó là sơ đồ chung. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề. Ví dụ, ngoài những sự chuyển tiếp giai đoạn này, liệu có những thay đổi thành phần hóa học ở hai bên vùng gián đoạn không? Một câu hỏi khác là bản chất chính xác của lớp D'' đánh dấu ranh giới với nhân ở độ sâu 2900 km là gì? Những thí nghiệm gần đây với tế bào đe kim cương gợi ra rằng pérovskite có thể có cấu trúc còn chắc hơn nữa gọi là “post-pérovskite”. Cuối cùng, nếu chắc chắn vỏ trong cũng chứa lượng nước ít ra tương đương với lượng được chứa trong các đại dương, thì người ta vẫn không biết rõ nước này có được phân bố hay không, bị mắc trong những cấu trúc khoáng nào, hay có thể tồn tại dưới dạng tự do.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1946-02-633465514327031250/Vo-trong-cua-trai-dat/Vo-trong-co-nhung-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận