Tài liệu: Vi khuẩn có những bí quyết nào để nhiễm vào động vật và thực vật?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Năm 1878, Robert Koch là người đầu tiên đã chứng minh mối quan hệ giữa một loài vi khuẩn với một bệnh nào đó.
Vi khuẩn có những bí quyết nào để nhiễm vào động vật và thực vật?

Nội dung

Vi khuẩn có những bí quyết nào để nhiễm vào động vật và thực vật?

Năm 1878, Robert Koch là người đầu tiên đã chứng minh mối quan hệ giữa một loài vi khuẩn với một bệnh nào đó. Hiện nay, người ta biết rằng mỗi loài vi khuẩn gây bệnh, nghĩa là có khả năng tạo ra lây nhiễm, có cả một bộ vũ khí riêng. Để đi tới nơi tấn công, một số vi khuẩn có một hoặc nhiều roi, loại đuôi dài khi quay như chân vịt, giúp vi khuẩn “bơi” Đôi khi bề mặt của chúng cũng có những “sợi tóc” nhỏ rất tiện lợi, chẳng hạn để bám vào thành ruột hoặc bóng đái mà không bị dòng chảy cuốn đi...

Khi đã yên vị ở nơi xâm nhiễm, nhiều vi khuẩn gây bệnh sản xuất một hoặc nhiều độc tố. Những phân tử chất độc này tấn công tế bào theo nhiều cách và gây ra những triệu chứng khác nhau ở cá thể bị nhiễm, gọi là vật chủ: nôn mửa, liệt, sốt. Một số vi khuẩn có những “ống tiêm” thật sự để tiêm trực tiếp độc tố của chúng vào bên trong tế bào vật chủ. Số khác chui hẳn vào trong các tế bào này để trốn hệ miễn dịch. Tùy theo loài, vi khuẩn sẽ gây thiệt hại ở nơi bị nhiễm, như ruột, hoặc lọt vào xâm chiếm các bộ phận bình thường vô khuẩn của vật chủ, như hệ máu. Khi đối diện với hệ miễn dịch, một số loại vi khuẩn cố chống lại, trong khi những loại hung hăng nhất sẽ tấn công trực diện. Việc di chuyển trực tiếp từ vật chủ này sang vật chủ khác có thể giúp vi khuẩn quá yếu ở môi trường ngoài tồn tại được, như trường hợp các bệnh được truyền theo đường sinh dục. Khi môi trường trở nên quá khắc nghiệt, đặc biệt là quá khô, một số loại vi khuẩn có thể tạo thành một loại kén (bào tử) để chờ đợi giống như ngủ đông đến khi điều kiện được cải thiện để có thể sinh sản trở lại. Gần đây, các nhà nghiên cứu có thông báo đã làm sống lại những bào tử có cách đây 250 triệu năm!




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1945-02-633465503721406250/Vi-khuan/Vi-khuan-co-nhung-bi-quyet-nao-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận