Tài liệu: Verssailles cung điện xưa của nước Pháp

Tài liệu
Verssailles cung điện xưa của nước Pháp

Nội dung

VERSAILLES CUNG ĐIỆN XƯA CỦA NƯỚC PHÁP

 

Trong ngôn ngữ Pháp cổ, Versailles (Vécxay) chỉ một miền đất có cây bụi mọc bị đốt để trồng trọt, như kiểu nương rẫy ở nước ta. Vào Thế kỷ thứ XI tên đó dùng để chỉ một xóm có vài nhà tranh của người nông phu. Năm 1083, đất này thuộc về một chư hầu nhà Vua, Hugues de Versaills (Huyhờđờ Vecxayitxờ). Vào đầu Thế kỷ XVII, làng đó trở thành một thị trấn lớn.

Vua Louis XIII (1624 - 1638) thường đến Versailles để săn bắn thú rừng bằng chim ưng do đó nhà Vua đã cho xây dựng ở đây một lâu đài để ở tạm trong khi đi săn. Vua Louis XIV đã ở trong lâu đài này 20 năm trước khi cho xây dựng lại nó. Nhà Vua đã lựa chọn kiến trúc sư Louis Le Vau (Lơ Vô), hoạ sĩ Le Brun (Lơ Broong) và nhà làm vườn Le Notre (Lơ Nốt trờ), cùng những người đã sáng lập ra Lâu đài Vauxle Vicomte (Vô Lơ Vi công tơ, 1656 - 1661), để sửa chữa lâu đài nhỏ bằng gạch và bằng đá mà vua cha Louis XVIII đã để lại. Trong hơn 20 năm, Versailles trở thành một công trường xây dựng liên tục, tốn kém tới 100.000.000 đồng bảng. Versailles gồm có 400 tượng bằng cẩm thạch, đồng thanh, và với những khu vườn rộng tới 17.000 hecta với 1400 vòi phun nước ở các bể nước, trong đó đáng kể nhất là Hang Téthys (Têtitxơ).

Nơi đây đã trải qua bốn thế hệ các nhà điêu khắc từng làm việc để xây dựng nên Cung điện Versailles. Thế hệ thứ nhất nhận đơn đặt hàng vào năm 1664, thời kỳ đá và chì mạ vàng, gồm những nhà điêu khắc như: Michel Anguier (Misen Ăng ghiê), Louis Leranbert (Luy Lơrăng be)... Họ đẽo những tảng đá to thành những Thần dê, Thần đồng nội, những hình phúng dụ, tổng cộng là tám pho tượng lớn và 47 tượng để đặt xung quanh hình trái xoan Latone (Latôn), dọc theo đường đi của nhà Vua vào Vòng tròn lớn, sau này là Bể nước Apollon (Apôlông).

Thế hệ thứ hai nhận đơn đặt hàng vào năm 1667, thời kỳ cẩm thạch. Đơn đặt hàng này chỉ thực hiện vào năm 1672. Le Vau mất năm 1670. Đơn đặt hàng năm 1674 gồm 24 tượng xếp thành sáu nhóm, mỗi nhóm 4 tượng gồm các nguyên tố, các mùa, các giờ, các phần của Thế giới, các khí chất, các loại thơ, và phỏng theo bốn vụ bắt cóc trong huyền thoại Hy Lạp.

Thế hệ thứ ba gồm các nhà điêu khắc. Thế hệ này họ đã tạo ra 177 pho tượng. Đây là thời kỳ làm bằng kỹ nghệ đồng thanh. Năm 1686, Jules Hardoưin Mansart, người kế tục Le Vau đã đặt ra tám con sông, tám nữ Thần sông núi, đó là những tượng đồng thanh của Antoinr Coysevox (Ăng toan Côi xê vốc xờ), Tuby (Tuy bi) v.v… Các tác phẩm vô giá này đã đạt đến giá trị hoàn mỹ của nhân văn.

Thế hệ thứ tư xuất hiện vào cuối triều đại. Họ đã thực thi trang trí nhà thờ con.

Ngày 6-5-1682, Louis XIV đến ở hẳn tại Versailles, mặc dù ở đó vẫn còn 36.000 công nhân xây dựng và 6.000 con ngựa để chở nguyên vật liệu tới tiếp tục thi công.

Vào thế hệ đầu tiên là Louis Levau (1612 - 1670) từ các năm 1661 và 1666 đã tiến hành sửa chữa lâu đài nhỏ của Vua Louis XIII. Họ trang trí các tường với những pho tượng bán thân, những cột bằng cẩm thạch, những chấn song mạ vàng để che lấp màu của gạch. Ông lại còn xây dựng các nhà dưới ở hai bên lối đi vào cửa lâu đài. Tại đây, họ đã cho xây dựng vườn cam đầu tiên trong công viên. Thế hệ thứ hai là cộng tác viên của Le Vau, đó là Fransois d'Orbay (Phrăng xoađo rờ bây, 1634 - 1697). Năm 1678 ông rút lui vì sức khỏe kém. Tới thế hệ thứ ba là Jules Hardouin Mansard (Giuylờ Hac đuanh Măngxarờ), ông này đã cho xây dựng các cấu trúc Cầu thang của các sứ giả (nay đã bị phá đi rồi), Phòng ngai Vua tức là Phòng khách Apollon Hành lang gương dài 76 mét rộng 10 mét ở giữa mặt nhà phía Tây. Ông còn cho xây dựng Phòng khách chiến tranh Phòng khách Hoà Bình để tiếp sứ giả của các nước. Tại đây, Le Brun đã vẽ một loạt những bức hoạ tuyệt đẹp, được đóng trong khung giả đá hoa của Girarđon (Giracđông), và anh em Massy (Macxi), nhằm minh họa các giai đoạn cuộc đời của Vua Louis XIV theo cách vẽ tranh phúng dụ, dựa vào truyền thuyết lịch sử của Vua Alexandre (Alếchxăng) và thần thoại Hy Lạp về Apollon - vị Thần của Mặt trời (vì Vua Louis XIV được mệnh danh là Vua Mặt trời. Apollon lại được trưng bày trong các vườn để ca ngợi Đức Vua Mặt trời. Phoebus (Phơbútxờ), và các mùa với các yếu tố (nhất là nước) lần lượt được xuất hiện trong các đài phun nước. Ngoài ra các tác phẩm khác đều được khắc bằng chì mạ vàng hoặc bằng cẩm thạch đều được trang trí ở hai bên tấm thảm xanh và bồn nước, nằm dọc theo con sông đào lớn. Vào khoảng giữa năm 1670 và 1683, Tyby lại tiếp tục tạc nhóm tượng của Bể nước Apollon, còn các anh em nhà Massy thì tạc tượng của Bể nước Latone (Latôn), Encelade (ăngxơlátđờ) tạc các pho tượng tượng trưng cho Mùa Thu.

Ở Hang Thetys (Têtitxờ), Girardon tạc nhóm tượng Apollon phục vụ bởi các nữ Thần sông núi. Ở nhóm tượng này các nữ Thần sông núi đang tắm ở Bể nước Mùa Đông và Kim Tự Tháp. Vào những năm cuối của triều đại, kiến trúc sư J.Hardouin Mansars đã thay thế danh họa Le Brun để tổ chức làm đẹp các công trình. Vào giữa các năm 1683 và 1715 trong khi ở phía Đông Cung điện Versailles đang phát triển thì Hardouin Mansar lại tiếp tục kéo dài mặt trước của lâu đài bằng hai chái thụt lùi và xây dựng các khu chuồng ngựa, Vườn Cam, lùm cây, Hàng Cột và Nhà thờ Nhỏ. Nó được hoàn thành vào năm 1670 do Robert de Cotte (Rôbe đờ Cốt tờ), em rể và cũng là người kế tục sự nghiệp của Hardouin Mansart. Vào năm 1687-1688 Trianon (Tờrianông), một lâu đài lớn để vui chơi bên cạnh nơi ở chính của Vua, cũng được xây dựng ở đầu Công viên. Chương trình điêu khắc của Vườn được hoàn thành bởi hàng loạt các tác phẩm mới của Girardon, Desjardins (Đề giác đanh), Guérin (Ghêranh), Puget (Puygiê) sau pho tượng Milon de Crotone (Milông đờ Cờ cô tô nờ) trứ danh thì việc tạc nhóm tượng Persée (Đerờxê) và Andromède (Ăngđờrômét) vào năm 1685 đã được tiến hành. Vào thời kỳ cuối cùng của triều đại Antoine Cousevox (Ăngtoan Côizờvốcxờ) đã tạc tượng Vũ thần Vơ ốc và bức khắc nổi thấp trong Phòng khách chiến tranh. Trong 30 năm không cần đi ra khỏi Versailles, Vua Louis XIV đã trị vì nước Pháp. Phòng khách cửa ra mắt bò dành cho các triều thần dự các buổi lễ nghi khi nhà Vua thức dậy và đi ngủ. Nhà Vua thư giãn thân thể tại Trianon phòng lớn và cầu xin cho linh hồn của mình tại Nhà thờ Nhỏ mới được xây dựng.

Sau khi Vua Louis XIV băng hà, Versailles bị bỏ rơi trong 7 năm, chỉ có Sa hoàng Pierre (Pierờ) I tới thăm Versailles trong mười ngày. Ngày 15-6-1722 triều đình Vua Louis XV lại trở về Versailles và nơi này lại trở thành trụ sở của Chính phủ Pháp. Dưới triều đại của Vua Louis XV, Versailles thực sự trở thành một xưởng nghệ thuật quan trọng nhất Châu Âu. Trong các vườn F.Bouchardon (Busac đông), L.S Ađam (Ađam) và J.B Lenoune (Lơnoan) tiếp tục xây dựng Bể nước Neptune (Neptuynờ) (1738- 1740). Dưới sự chỉ đạo của J.A Gabriel (Gabôrienlờ), bên trong lâu đài người ta tạo dựng một loạt những căn hộ nhỏ tuy không long trọng nhưng đầy đủ tiện nghi. Từ năm 1768 đến năm 1770, J.A.F Gabriel cùng với các kiến trúc sư Bélanger (Bêlănggiê), De Wailly (Đờvayi) và thợ bày cảnh phông Arnoult (Ácnun) xây dựng rạp hát kịch kiểu mẫu trong suốt một Thế kỷ cho các nhà hát ở Pháp. Ông lại còn xây dựng cho bà Pompadour (Pom pa đua) Trianon nhỏ vào giữa các năm 1763 và 1768.

Hoàng hậu Marie Antoinette (Mari Ăng toan nét) được thừa hưởng Trianon nhỏ. Ít lâu sau, xung quanh đó người ta xây dựng một công viên theo kiểu Anh. Kiến trúc sư R. Mique (Míchkờ) xây dựng Đền ái tình, Xóm, Nhà sữa. Dưới triều đại của Vua Louis XVI các vườn được trồng trọt lại. Ngày 3-8-1783 tại Versailles, người ta ký Hiệp ước công nhận sự độc lập của Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.

Đến thời Vua Louis XVIII, không trở về Versailles nữa mà lâu đài này trở thành viện Bảo tàng Lịch sử nước Pháp vào năm 1833 do Louis Philippe thành lập. Tuy vậy, cũng có những sửa chữa mới như Hành lang của trận đánh. Năm 1836 kiến trúc sư Nepyeu (Nêpvơ) trang trí ở chái bên phải một loạt bức hoạ của các hoạ sĩ thời đó. Delacroix (Đờ lac - cờroa), Gérand (Giêrarờ), Devéria (Đờveria), H. Vernet (Vécnê).

Cũng tại Versallles, ngày 18-1-1871, Vua nước Phổ được phong làm Hoàng đế nước Đức và ngày 28-6-1919 thì người Đức buộc phải ký Hiệp ước Versailles và từ Tháng 6 năm 1940 đến Tháng 8 năm 1943 Versailles lại bị Đức chiếm đóng.

Napoléon I không ưa Versailles, muốn phá huỷ nó đi nhưng thấy tốn kém quá lại thôi. Dưới thời Napolêon III, kiến trúc sư Questel (Kétlelờ) phá hủy một cách vô ích những phòng nhỏ ở trên gác sân thượng.

Từ năm 1871 đến năm 1879, Versailles trở thành Thủ đô tạm thời của nước Pháp, trụ sở của Hội đồng Quốc gia.

Sau hai cuộc chiến tranh Thế giới, Versailles được trùng, tu nhờ sự viện trợ của John D.Rockfeller (Giôn Rốckơ Phelơ). Năm 1972, Vetsailles được coi là một di tích xếp hạng của Thế giới.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/170-02-633386651888125000/95-Di-san-tieu-bieu/Verssailles-cung-dien-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận