OLUMPIA (ÔLYMPIA) HY LẠP
Olumpia (Ôlympia) là thánh địa của đất Hy Lạp Cổ thuộc vùng Êlyxi (tiếng Hy Lạp: Elis hoặc Eleia). Tây Bắc Bán đảo Pêlôpônêxôxi, trong tam giác hợp bởi Núi Rirônyông, một phụ lưu của Sông Anphê và Sông Kilađêôxi. Từ thời thượng cổ, ở đây đã diễn ra nhiều lễ hội, và nổi bật nhất là các lễ hội thể thao Ôlimpich. Theo truyền thuyết, các lễ hội thể thao này lúc đầu chỉ có tính chất địa phương ở vùng Êlyxi đến Thế kỷ IX Tr.CN được Vua Iphytôxi cho tổ chức rộng rãi và đã thỏa thuận được những khoảng thời gian ngưng chiến với các Quốc gia bộ tộc lân bang vào thượng tuần trăng gần ngày Hạ chí (giữa mùa Hè). Mục đích để các thành bang có điều kiện tham gia lễ hội. Olumpia trở thành một trung tâm tôn giáo và thể thao, nơi hội tụ của Thế giới Hy Lạp Cổ, nơi gặp gỡ ngoại giao và nghệ thuật. Dã sử phản ánh chiến thắng của các anh hùng Thế giới Cổ đại Hy Lạp. Về sau, nơi đất thiêng này lọt vào con mắt tham vọng cửa các thành bang, nên khoảng năm 576 Tr.CN đã chuyển từ tay thành Pyda (Pisa) sang tay vùng Êlyxi. Đến Thế kỷ V Tr.CN, là thời kỳ cực thịnh của tinh thần Olympic cổ và các thành bang Hy Lạp đua nhau đưa lễ vật và xây dựng các công trình ở nơi đất Thánh này.
Vùng Elyxi xây Đền Thần Zeus và nhà điêu khắc Phidias đã làm một pho tượng Zeus rất lớn bằng ngà và vàng tại đấy. Từ giữa Thế kỷ IV Tr. CN cùng với nền văn hóa Hy lạp, sự hưng thịnh của Olumpia cũng bị tàn lụi dần. Vùng đất Thánh nhiều lần bị xâm lăng tàn phá. Người Akkadia (vùng đất trung Pêlôpônêxôxi) xâm chiếm Olumpia từ 364 đến 342 Tr. C.N, người Macédoinia từ 342 Tr. CN, rồi đến người Roma (Từ Thế kỷ II Tr. CN). Trong thời gian này, Olumpia bị quân Sylla (Xyla) cướp phá (80 Tr.CN), rồi đến giai đoạn tàn phá bạo ngược của Neron và cuối cùng lại bị tước đoạt dần cho việc xây dựng Constantinople. Năm 426, Leôđơxyuxi II cho tàn phá hết các đền đài phi Cơ đốc và một trận động đất năm này cũng phá hủy nốt các công trình khác. Từ đó, Olumpia bị bỏ lãng quên, mặc cho phù sa Sông Anphê đắp phủ. Cho đến năm 1829 mới có một đoàn khảo cổ của Pháp khai quật tìm kiếm ở Morê. (Bắc pêlôpônêxôxi), song kết quả còn rất hạn chế. Gần nửa Thế kỷ sau (1875 - 1881), một đoàn các nhà khảo cổ học Đức đã tìm thấy nhiều di tích, thụ lượm được đến 10 pho tượng và một số tác phẩm nghệ thuật khác. Đến năm 1953, trường phái khảo cổ học Đức lại tìm thấy Đền Lêômitđaiôm và bắt đầu từ năm 1958 đã tiến hành khai quật sân vận động cổ.
Khu vực di tích của Olumpia ngày nay là một trong những khu di tích cổ quan trọng của Hy Lạp. Người ta được biết rằng các kiến trúc cổ thể thao và các kiến trúc dân sự khác đều ở quanh rừng Altis (Antyxi) và gồm có: khu thể thao kiến trúc Hy Lạp (Thế kỷ II Tr.CN); nhà thể dục Palestre (Thế kỷ V Tr. CN); Nhà thờ Byzantine (Thế kỷ V Tr.CN); nhiều nhà tắm công cộng kiểu cổ điển và kiểu Roma; Đền Lêômitđaiôn (350 Tr. CN), thực chất là một nhà khách cổ đại cỡ lớn với 80 buồng, lầu Bouleterion (Bulơtêryôn), trụ sở của ủy ban Olympic cổ (Thế kỷ IV Tr. CN) cổng phía Nam (Thế kỷ IV Tr.CN); nhà ở của Vua Neron (60) ở địa điểm cũ của Điện Hellamodi Keion (Mêlannôđikêyông - 400 Tr. CN); phòng hội thảo (Exiadre) của nhà hùng biện Hero de Actius (Thế kỷ II); bể chứa nước; nhà Pháp quan (Thế kỷ V Tr. CN); nhà ăn của các lực sĩ, v.v...Trong rừng Antyxi, ngoài các di tích tiền sử (Thế kỷ XV Tr. CN) còn có Đền Métiroon (Mêtirôông); đền nghệ thuật Hy Lạp thờ Nữ Thần Rhéa (Rêa) và Đền Heraion (Hêrayôn - 650 Tr.CN); đền nghệ thuật lômich thờ Nữ Thần Hêra. Ngôi đền Heraion này là ngôi đền cổ nhất của Hy Lạp và có kích thước lớn (50 x 20 mét) và tại đây, người ta đã tìm thấy lượng Hermes (Hécmesi) của nhà điêu khắc Cổ đại Praxitele (Piraxytenlơ). Ngôi đền thờ Thần Zeus, được xây dựng trong các năm 470 - 457 Tr. CN chỉ còn di tích một số kết cấu chứng tỏ nó có kích thước rất lớn tới (64 x 27,60m), trong đền có tượng Thần Zeus.
Viện bảo tàng Olympia còn lưu giữ được hai đầu của Đền thờ Zeus, mỗi đầu có 21 tượng mô tả các cuộc chiến đấu của người Cổ đại và cuộc đọ sức giữa Pêlốp và Ơnômacxi (thần thoại); sáu trong mười hai tấm chạm nổi của đền này và một số tượng khác nữa.