CÁC TỔ CHỨC TRỰC THUỘC VÀ CHUYÊN MÔN CHÍNH
CỦA LIÊN HỢP QUỐC
1. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (Viết tắt UNDP).
Được thành lập năm 1965 trên cơ sở hợp nhất 2 cơ quan của LHQ là Chương trình Hỗ trợ Kỹ thuật Mở rộng (EPTA) và Quỹ đặc biệt của Liên hợp quốc tại New York.
UNDP là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng LHQ, chịu sự chi phối của Đại hội đồng và ECOSOC. Đại hội đồng quyết định các vấn đề chính sách lớn. Ecosoc xác định các nguyên tắc, quy chế hoạt động V.V. . . .
Việt Nam là thành viên Hội đồng Chấp hành UNDP nhiệm kỳ 2000-2002, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội đồng Chấp hành năm 2000 và 2001.
Tôn chỉ và mục đích hoạt động:
- Giúp đỡ nỗ lực của các Quốc gia nhằm đạt được mục tiêu phát triển con người bền vững, bằng cách hỗ trợ họ xây dựng năng lực trong việc thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển nhằm xóa bỏ đói nghèo, tạo công ăn việc làm và tìm phương cách mưu cầu sự sống bền vững, nâng cao địa vị của phụ nữ, bảo vệ và tái tạo môi trường, ưu tiên hàng đầu cho xóa đói giảm nghèo. Các nguồn lực của UNDP cần phải được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất để đem lại tác động tối đa tới sự phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận viện trợ.
- Khuyến khích nâng cao sự tự chủ của các nước đang phát triển đồi với năng lực quản lý, kỹ thuật, hành chính và những nghiên cứu cần thiết để xây đựng và thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển của các nước.
- Hoạt động của UNDP tập trung tăng cường hợp tác Quốc tế vì sự nghiệp phát triển: trợ giúp việc tăng cường khả năng quản lý Quốc gia, sự tham gia rộng rãi hơn của nhân dân, phát triển khu vực nhà nước và tư nhân, sự tăng trưởng công bằng. Các chương trình và dự án hỗ trợ của UNDP được xây dựng dựa trên cơ sở các kế hoạch và ưu tiên Quốc gia và các ưu tiên trong chính sách của UNDP.
- Trợ giúp của UNDP xuất phát từ yêu cầu của các chính phủ và các lĩnh vực ưu tiên của UNDP. Các lĩnh vực hỗ trợ của UNDP là:
+ Thực hiện các nghiên cứu về chiến lược, chính sách và đưa ra các khuyết nghị; cung cấp các dịch vụ về tư vấn kỹ thuật; thực hiện các nghiên cứu khả thi, tiền khả thi; tiến hành các phân tích và đánh giá thực trạng, nghiên cứu tổng quan và xây dựng các quy hoạch tổng thể.
+ Thực hiện các nghiên cứu đánh giá thực trạng và đưa ra các khuyến nghị về phát triển tổ chức và thiết chế; nghiên cứu đánh giá các chính sách, luật lệ và quy chế có tác động đến việc thực thi thiết chế; hỗ trợ trong việc phân tích và phát triển, lắp đặt các hệ thống quản lý như lập kế hoạch, thông tin, báo cáo, lập ngân sách, kế toán . . . Đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý, nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn. Trao đổi thông tin và tổ chức tham quan, khảo sát, hội thảo và tập huấn.
- Hỗ trợ nghiên cứu về phát triển và thực hiện các sắp xếp về tổ chức để đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao. Giúp đánh giá và xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý.
+ Hỗ trợ chuyển giao công nghệ phù hợp. Khuyến khích và giúp đỡ phát triển năng lực công nghệ Quốc gia. Trợ giúp việc thiết lập và nâng cấp các phương tiện vật chất và trang thiết bị.
+ Từ năm 2000, UNDP chuyển mạnh theo hướng tư vấn vĩ mô các vấn đề về thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực, tập trung cho các hoạt động hỗ trợ các nước động phát triển thực hiện 8 mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và xóa đói giảm nghèo. Các dự án trợ giúp kỹ thuật và tăng cường năng lực của UNDP cũng ngày càng gắn với hỗ trợ xây dựng các chính sách phục vụ phát triển của các nước nhận viện trợ.
2. Quỹ dân số liên hợp quốc (UNFPA)
Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) bắt đầu các hoạt động từ năm 1969 và lúc đầu được đặt dưới sự quản lý của Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Năm 1971, Đại hội đồng Liên hợp quốc giao cho UNFPA đóng vai trò chính trong việc thúc đẩy các hoạt động về dân số và một năm sau (năm 1972), do sự phát triển về nguồn vốn và phạm vi hoạt động, UNFPA được đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Đại hội đồng Liên hợp quốc, nâng vị trí của UNFPA lên ngang với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và UNDP.
Các nước thành viên của Liên hợp quốc đều được coi là thành viên của UNFPA. Đứng đầu UNFPA là giám đốc chấp hành. Cơ quan điều hành UNFPA là Hội đồng chấp hành gồm 36 nước thành viên. Các thành viên Hội đồng chấp hành UNFPA cũng đồng thời là thành viên Hội đồng chấp hành UNDP. Hội đồng chấp hành UNDP/UNFPA chịu sự chỉ đạo về mặt chính sách của Đại hội đồng LHQ và ủy ban Kinh tế xã hội LHQ(ECOSOC).
Tôn chỉ và mục đích của UNFPA:
- Trợ giúp các nước đang phát triển thông qua việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng trong sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình trên cơ sở sự lựa chọn của cá nhân; Hỗ trợ việc xây dựng các chính sách dân số phục vụ phát triển bền vững.
- Thúc đẩy việc thực hiện chiến lược dân số do Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển thông qua năm 1994(ICPD) và được kiểm điểm tại khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1994 (IPCD +5). Chiến lược này không chỉ hướng vào các chỉ tiêu nhân khẩu học mà còn coi trọng yêu cầu nâng cao năng lực của phụ nữ, đưa lại cho phụ nữ nhiều sự lựa chọn hơn thông qua tăng cường tiếp cận với giáo dục, các dịch vụ sức khoẻ và các cơ hội việc làm.
- Thúc đẩy sự hợp tác và điều phối giữa các tổ chức Liên hợp quốc, các tổ chức song phương, các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ (NGOS) và khu vực tư nhân trong việc giải quyết các vấn đề về dân số và phát triển, sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới và nâng cao năng lực phụ nữ.
3. Qua nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF)
- Quỹ nhi đồng của Liên hợp quốc là tổ chức Quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, có tôn chỉ mục đích là bảo vệ và phục vụ các nhu cầu về sự sống còn, tồn tại và phát triển của trẻ em trên toàn Thế giới.
Tôn chỉ mục đích ban đầu của UNICEF chỉ là giúp đỡ trẻ em ở Châu Âu gặp hoàn cảnh khó khăn sau chiến tranh Thế giới Thứ hai. Kể từ khi được ĐHĐLHQ chính thức đổi tên thành Quỹ Nhi đồng của Liên hợp quốc (10-1953), UNICEF đã mở rộng tôn chỉ mục đích của mình với các mục tiêu: Chăm sóc, phục vụ và bảo vệ mọi quyền lợi cho sự phát triển của trẻ em trên toàn Thế giới với tập trung ưu tiên số một vào trẻ em ở các nước đang phát triển và kém phát triển, Các hình thức giúp đỡ phổ biến là: Cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, kể cả thuốc thiết yếu; chăm sóc sức khoẻ ban đầu; dinh dưỡng; nước và vệ sinh môi trường; giới và phát triển các lĩnh vực khác có liên quan đến trẻ em và phụ nữ. Đặc biệt UNICEF còn tham gia vào các hoạt động cứu trợ khẩn cấp. Mọi hỗ trợ của UNICEF tập trung vào các chương trình của cộng đồng với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho trẻ thơ ở khắp nơi trên Thế giới.
Năm 1996, Hội đồng chấp hành của UNICEF đã thông qua ''Tuyên ngôn UNICEF'' (New Mission Statement) với mục đích là chăm lo việc bảo vệ các quyền của trẻ em, giúp đỡ đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em và tao thêm cơ hột giúp trẻ em phát huy đầy đủ tiềm năng của mình.
4. Tổ chức lương thực và nông nghiệp Của Liên hợp quốc (FAO)
FAO là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, được thành lập ngày 16-1 0-1945 tại Hội nghị ở Thành phố Québec (Canada). Từ năm 1981 đến nay, ngày 16-10 hàng năm đã trở thành Ngày (ương thực Thế giới.
Trụ sở của FAO đặt tạo Rôma, Italia. Hiện nay, FAO có 183 nuớc thành viên.
Mục tiêu của FAO là nâng cao mức dinh dưỡng và mức sống, tăng cường sản xuất, chế biến, thị trường và phân phối tất cả các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm; khuyến khích phát triển nông thôn và nâng cao điều kiện sống của người nông dân nông thôn và bằng cách đó giảm được nạn đói.
5. Cơ quan nguyên tử năng lượng quốc tế (IAEA)
Cơ quan Nguyên tử năng lượng Quốc tế được thành lập ngày 29-7-1957. Quy chế của Cơ quan Nguyên tử năng lượng Quốc tế được thông qua ngày 23-10-1956.
Cơ quan Nguyên tử năng lượng Quốc tế có mục đích nhằm tăng cường mở rộng sự đóng góp của nguồn năng lượng nguyên tử cho hòa bình, y tế và thịnh vượng trên toàn Thế giới và có trách nhiệm đảm bảo rằng sự giúp đỡ của IAEA hoặc giúp đỡ theo đề nghị hay dưới sự giám sát và kiểm tra của IAEA sẽ không được sử dụng vào mục đích quân sự.
6. Tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (unido)
UNIDO được thành lập 1-1-1967 theo Nghị quyết 2152 (XXI) ngày 17-11-1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc với tư cách là một cơ quan trực thuộc Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Năm 1985. UNIDO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Tháng 8-1985 và 12-1985, Đại hội đồng UNIDO khóa 1 đã họp và hoàn thành việc củng cố tổ chức, bầu Tổng Giám đốc mới, bầu Hội đồng phát triển Công nghiệp (IDB) và Uỷ ban Chương trình và Ngân sách UNIDO (PBC).
Mục đích thành lập của UNIDO là đóng vai trò cơ quan đều phối Trung tâm cho các hoạt động công nghiệp trong hệ thống Liên hợp quốc và thúc đẩy phát triển và hợp tác công nghiệp tại cấp độ toàn cầu, khu vực, Quốc gia và liên ngành.
Mục tiêu của UNIDO là hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi trong cuộc chiến chống bị gạt ra ngoài lề của Thế giới toàn cầu hóa ngày nay. UNIDO huy động tri thức, kỹ năng, thông tin và công nghệ nhằm thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, một nền kinh tế có sức cạnh tranh và một môi trường thông thoáng. UNIDO tập trung các nỗ lực của mình giúp xóa đói nghèo thông qua nâng cao năng suất lao động.
7. Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
Tổ chức Y tế Thế giới được thành lập và bắt đầu hoạt động từ ngày 7-4-1948. WHO trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc từ ngày 10-7-1948. Ngày 7-4 hàng năm được gọi là Ngày Y tế Thế giới.
WHO có 192 nước thành viên. Đại hội đồng là cơ quan ra quyết định tối cao của WHO, họp hàng năm tại Geneve. Thuỵ Sỹ vào tháng 5 với sự tham dự của tất cả các nước thành viên. Đại hội đồng đề cử Tổng Giám đốc, thông qua chính sách tài chính và ngân sách chương trình của WHO.
Mục tiêu của WHO là giúp mọi người có được sức khoẻ tốt thất. Từ năm 1977, Hội đồng Y tê Thế giới đề ra khẩu hiệu ''Sức khỏe cho tất cả mọi người vào năm 2000'' và coi là ưu tiên cao nhất của WHO. Để đạt được mục tiêu này, tổ chức WHO đã đề ra bốn định hướng chiến lược tác động qua lại lẫn nhau:
Giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và tật nguyền quá mức, đặc biệt trong các nhóm dân cư nghèo và bị thiệt thòi;
- Cổ vũ lối sống lành mạnh và giảm các yếu tố gây nguy cơ cho sức khỏe con người do các nguyên nhân môi trường, kinh tế, xã hội và hành vi gây ra; Xây dựng các hệ thống y tế trong đó nâng cao một cách công bằng các kết quả đầu ra về sức khỏe, đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân và công bằng về tài chính;
- Xây dựng môi trường thể chế và chính sách thuận lợi trong ngành y tế, đẩy mạnh có hiệu quả vị thế y tế trong chính sách phát triển, môi trường, kinh tế xã hội...
8. Ngân hàng thế giới (WB)
Ngân hàng Thế giới (viết tắt là WB) là tên gọi chung của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group). WB là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc được thành lập theo Quyết định tại Hội nghị Tài chính – Tiền tệ Quốc tế ở Bretton Woods (Mỹ) năm 1944. Tổng số thành viên hiện nay của WB là 184 nước.
Mục tiêu cơ bản của WB là thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế - xã hội ở các nước thành viên và nâng cao mức sống của các nước thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển. WB gồm các tổ chức sau: Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (MIGA), và Trung tâm Quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID).
9. Qua tiền tệ quốc tế (IMF)
Quỹ tiền tệ Quốc tế (gọi tắt là IMF) được thành lập theo Quyết định của Hội nghị Tài chính và Tiền tệ của Liên hợp quốc tổ chức ở Bretton Wood (Hoa Kỳ) vào tháng 7-1944. Ngày 27-12-1945, IMF chính thức ra đời với việc 29 nước ký Hiệp định thành lập Quỹ (Articles of Agreement). IMF bắt đầu hoạt động từ 01-3-1947 và tiến hành khoản vay đầu tiên từ ngày 08-5-1947. Tính đến 4-2003, IMF có 184 nước thành viên.
IMF có chức năng điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước thành viên và cho các nước thành viên vay trung hạn và ngắn hạn để ổn định tỷ giá hối đoái và giải quyết bất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc.
Nguồn vốn của IMF chủ yếu do đóng góp của các nước và tích luỹ từ hoạt động cho vay của IMF. Khi gia nhập, nước thành viên phải đóng góp 25% vốn cổ phần bằng Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) hoặc ngoại tệ được sử dụng phổ biến (USD, EURO, Yên Nhật, Bảng Anh) và 75 % bằng đồng tiền của nước mình. Tính đến tháng 1-2003, tổng số vốn cổ phần của các nước thành viên IMF là 213 tỷ SDR (khoảng 300 tỷ USD).
Số phiếu của các nước thành viên IMF được xác định trên cơ sở tỷ lệ vốn cổ phần của nước Áo. Mỹ hiện nay là nước có số phiếu nhiều nhất (khoảng 370.000 phiếu) với 17,1 cổ phần của IMF.
PHẠM BÌNH MINH
Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa X.