Tài liệu: John Lennon (1940-1980)

Tài liệu
John Lennon (1940-1980)

Nội dung

JOHN LENNON (1940-1980)

 

JOHN LENNON (WINSTON Sau này đổi thành ONO), một ca sỹ nhạc rock, một cây guitare, một nhà thơ đồng thời là một nhạc sỹ người Anh, thành viên ban nhạc trứ danh The Beatles. Ông sinh tại Liverpool ngày 9-10-1940 trong thời kỳ oanh tạc của không quân Đức, mất ngày 8-12-1980 ở New York - bị ám sát ngay trước ngôi nhà của mình.

Sau khi bố mẹ ly thân, John được người dì dạy dỗ (mẹ ông qua đời trong một tai nạn thảm khốc). Lúc nhỏ, Lennon hay chơi harmonica, sau đó thì học guitare. Ông chịu ảnh hưởng từ sức hấp dẫn của Elvis Presley và bắt đầu say mê những bản nhạc Mỹ từ đó. Năm 1957, John thành lập ban nhạc pop đầu tiên của mình với tên gọi ''The quarry men'' (''những người đàn ông bị truy nã'') sau đó ban nhạc của ông kết nạp thêm ba thành viên say mê nhạc rock người Liverpool, đó là Paul Mc Cartney, George Harison và Stuart Sutcliffe. Với nhóm này, Lennon đặt tên là Silver Beatles, sau đó đổi thành The Beatles (ấn tượng với những thành công của Buddy Holly và Crickets, Lennon lấy tên The Bealtes bắt nguồn từ tên một loài côn trùng cánh cứng có những âm thanh phát ra từ cánh tựa hồ như nhạc rock).

Năm 1959, The Beatles bắt đầu biểu diễn tại Casbah Câu lạc bộ của nước ngoài ở Liverpool, sau đó chuyển sang biểu diễn ở Câu lạc bộ Cavern nổi tiếng hơn vào năm 1961. Tại đây, họ đã cùng chọn Peter Best là tay trống, cùng năm đó họ chơi nhạc tại Hamburg và đã giành được sự hâm mộ của những kẻ nghiện rượu bởi thứ âm thanh ầm ĩ. Trở lại quê hương, The Beatles bước dần tới thành công. Cuối năm 1961, họ nhận được sự tài trợ hào phóng của Brian Epstein, người đã thực hiện một chiến dịch khuếch trương đưa bốn chàng trai tới ánh đèn sân khấu. Năm 1962, Suicliffe thành viên của nhóm qua đời do căn bệnh xuất huyết não, Best bị trục xuất khỏi nhóm và thay vào đó là Richard Starkey, người mà sau đó lấy tên là Ringo Starr. Năm 1963, bộ tứ The Beatles đã ra mắt tại Palladium (London); âm nhạc của họ đã khiến khán giả trẻ thời đó cuồng nhiệt thái quá; phong cách biểu diễn này đã được lặp lại tại nhiều nơi ở Châu Âu và Mỹ, Nhật, Australia. Sau một thời gian có phản ứng chống đối quyết liệt The Beatles, Chính phủ Anh và Hoàng gia đã thừa nhận những đóng góp to lớn của The Beatles đối với nền nghệ thuật cũng như nền kinh tế của Anh. Năm 1965, các thành viên của The Beatles được phong tước hiệu ''Hiệp sĩ''. Trên nền nhạc Mỹ, một thể loại nổi tiếng được Lennon vận dụng, The Beatles đã mang đến một phong cách (thể hiện) âm nhạc du dương huyền bí. Phần lời được viết thể tứ âm hộ, phần nhịp điệu được nhấn mạnh và được biến tấu đến mức tối thiểu, phần hòa âm được cách điệu với âm trung dưới thấp dành cho các phím chính như một nét đặc trưng cố định. Những bài hát mà The Beatles biểu diễn hầu hết đều do Lennon và Mỹ Cartney sáng tác. Không phải là những lời ca êm ấm, khán giả có thể nhận biết được qua những câu hát bóng gió đầy kích động: một lối sống tự do vô tổ chức, theo chủ nghĩa hiện sinh với thói ích kỷ. The Beatles cũng tham gia đóng một vài bộ phim như A Hard Day’s Night Helpl, Yllow Submarine Let it be. Trong số những bài hát nổi tiếng nhất của The Beatles có sự đóng góp của Lennon, phải kể đến Please Please Me, I Feel Fine (đánh đấu sự trở lại của nhạc Rock), Help, Ticket to Ride, Nowhere Man, In My Life, Julia (viết trong nỗi nhớ người mẹ quá cố của mình), và Because.

Năm 1970, The Beatles chính thức tan rã, kể từ đó sự nghiệp của Lennon rẽ sang một hướng khác, do mối quen biết của anh với nhà sản xuất phim tiên phong người Mỹ gốc Nhật, nữ họa sĩ Yoko Ono. Và qua Ono, nhận thức về xã hội của Lennon được khơi dậy, Lennon đã trở thành một người đấu tranh cho hòa bình. Họ đã xuất hiện khỏa thân trên bìa của album với tựa đề Virgins, cũng là để kỷ niệm tuần trăng mật với lời kêu gọi “Bed in” vì hòa bình. Ngay sau đó, Lennon cho ra đời album Imagine (1971); bài Imagine đã trở thành bài hát nổi tiếng thời gian đó. Năm 1975, Lennon rút lui khỏi sân khấu biểu diễn với đám khán giả cuồng nhiệt để bước vào thế giới riêng của mình, với vai trò một “ông nội trợ”. Năm 1980, ông quay trở lại phòng thu, cộng tác với Ono trong album cuối cùng của mình: “Double fantasy”. Album này lại một lần nữa thu được thành công rực rỡ.

Khi Lennon bị sát hại, làn sóng căm phẫn đã bùng nổ khắp nơi trên thế giới. Rất nhiều đám đông đã diễu hành tại New York, Liverpool, Tokyo với niềm tiếc thương sâu sắc. Ono đã đưa ra một loạt những lời kêu gọi những người hâm mộ Lennon không đi đến tuyệt vọng. Vậy là sau sự ra đi của Elvis Presley, lại một lần nữa người hâm mộ phải đau buồn vĩnh viễn Lennon. Một bức ảnh chụp John vào buổi trưa trước khi bị sát hại, ở trần, ôm Ono trong bộ áo ngủ là bìa của số ra đặc biệt tạp chí Rolling Stone (22-1-1981). Cuộc đời John là chủ đề cho bộ phim tài liệu Imagine được làm năm 1988.      




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1055-02-633389213676284528/Am-nhac/John-Lennon-1940-1980.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận