ROBERT (ALEXANDER) SCHUMANN (1810-1856)
ROBERT (ALEXANDER) SCHUMANN là nhà soạn nhạc người Đức, vượt qua sức mạnh sáng tạo phi thường, âm nhạc của ông thể hiện một tâm hồn sâu lắng của kỷ nguyên lãng mạn. Ông sinh ngày 18-6-1810 tại Zwickau, mất 29-7-1856 ở Enderich, gần Bonn. Ông là con út trong năm người con của chủ cửa hàng bản báo, người luôn khuyến khích tài năng âm nhạc của con mình. Lên 10 tuổi, cậu bé Schumann đã làm quen với những bài học âm nhạc đầu tiên. Năm 1828, cậu học tại Trường Đại học Leipzig, khoa Luật. Mặc dù cậu quan tâm nhiều đến những bài giảng về triết học hơn so với việc học Luật. Tại Leipzig, cậu trở thành sinh viên piano của thầy giáo Friedrich Wieck - bố vợ tương lai của cậu sau này. Năm 1829, cậu tới Heidelberg, ở đây cậu tự mình đi sâu vào lĩnh vực âm nhạc. Năm 1830, Schumann quay trở lại Leipzig và trọ ở nhà ông Wieck. Cuộc sống của ông không được hạnh phúc, cha ông qua đời ở tuổi 53 do căn bệnh thần kinh, không được chẩn đoán chính xác. Chị gái ông, Emily tự vẫn ở tuổi 19. Trong số ba người anh của ông, chỉ duy nhất có một người sống đến hết tuổi trung niên. Schumann bắt đầu chịu ảnh hưởng của dòng nhạc lãng mạn Weltschmerz, thần tượng của ông là các nhà văn, nhà thơ Novalls, Kleist, Byron, Lenau và Hoderin. Tất cả trong số họ đều chết trẻ ở những hoàn cảnh bi thương. Ông đã từng hy vọng bắt đầu nghiên cứu âm nhạc với Carl Mairiavon Weber, nhưng ông này cũng qua đời một cách đột ngột. Schumann đã viết kịch và thơ theo lối truyền thống lãng mạn, cùng thời gian này, ông cũng tập chơi piano với hy vọng trở thành một nghệ sĩ piano bậc thầy. Tuy nhiên, ông chưa bao giờ thành công với hoài bão này của mình, mà trớ trêu thay người vợ yêu quý của ông, Clara lại trở thành một nghệ sĩ piano nổi tiếng. Công việc học piano của ông bị gián đoạn khi ông bị đau ở ngón giữa của bàn tay phải.
Schumann có vẻ ngoài đẹp trai, ông thích các cô gái trẻ, thích bia, rượu và nghiện xì gà nặng. Điều này trái ngược hoàn toàn với những lo lắng bên trong con người ông - khi còn trẻ ông giãi bày trong nhật ký của mình nỗi lo sợ căn bệnh mất trí. Ông có những ảo giác gây cho ông những mất ngủ, ông là người sợ độ cao. Khi mới 23 tuổi, ở ông đã xuất hiện những lo lắng mà không có nguyên căn, mất ý thức trong chốc lát cùng cảm giác khó thở. Ông gọi đó là chứng sầu muộn, một nỗi phiền muộn dai dẳng; trong thời gian đó, đã có lúc ông nghĩ đến cái chết. Những gì còn lại trong ông lúc này là tình yêu to lớn mà ông dành cho Clara Wieck, một người phụ nữ ít hơn ông chín tuổi. Cha của Clara luôn phải đoán trước tính khí thất thường của Schumann và phản đối bất cứ lý do nào cho phép Clara được đính hôn với Schumann. Năm 1843, khi Schumann và Clara có với nhau được hai cô con gái, ông Wieck đã xích lại gần với lời đề nghị hòa giải. Schumann vui sướng chấp nhận đề nghị này. Tuy nhiên, mối quan hệ của họ chỉ được duy trì một cách hình thức.
Tài năng của Schumann về âm nhạc ngày càng nảy nở, ông trở thành một nhà soạn nhạc quan trọng; bên cạnh đó, ông cũng tiếp tục các hoạt động văn chương của mình. Năm 1831, cùng với Wieck và hai nhạc công khác, ông đã cho ra đời tờ báo tiến bộ Neue Zeitchrift Fur Musik, trong đó ông cực lực phản đối thứ nhạc phòng cầu kỳ, nhạt nhẽo chạy qua thị hiếu và các thể loại kìm hãm âm nhạc phát triển. Ông đã viết rất nhiều bài báo và ký chúng với cái tên Florestan, Eusebius, hoặc Meister Raro. Đầu năm 1831, Schumann dưới cái tên Eusebius đã trút xuống đầu thiên tài Chopin một bài báo chứa những câu nổi tiếng như ''Hut ab, ihr Herren, ein Genie”. Cụm từ này đã trở thành lời trích dẫn nổi tiếng của các nhà viết sử của cả Chopin và Schumann về những đánh giá của Schumann dành cho Chopin. Thực ra thì Chopin chỉ nhiều hơn 11 schumann vài tháng tuổi, nhưng ông đã bộc lộ những tài năng sáng chói của mình ngay từ đầu, trong khi đó Schumann lúc đó chỉ là một người vô danh tiểu tốt. Một trong những phát minh kỳ khôi nhất của Schumann là việc thành lập Hội những người bạn thân mà ông gọi là Davids - Bundler để mô tả niềm tin của David ca ngợi cuộc chiến đấu một mất một còn chống lại thói philistin trong nghệ thuật và sự ủng hộ tuyệt đối cho tất cả những cái mới và những điều tưởng tượng, ông biến xã hội thời này trở nên bất tử trong sáng tác cho piano chói sáng Davidsbudlertanze.
Một đặc điểm lãng mạn khác là lòng quyến luyến của Schumann dành cho điệu nhạc đệm, cảnh thiên nhiên và những tưởng tượng phong phú. Tên đề các tác phẩm piano này thật đặc biệt: Nachtstucke, Waldszenen và Frantasies Tucke. Tác phẩm cuối cùng là tác phẩm đầy chất thơ Warrum và Aufschwung gây chấn động. Một tâm hồn trẻ thơ trong trái tim ông thức dậy, đó chính là lý do để ông cho ra đời một bộ sưu tập piano biếm họa tinh tế. Tác phẩm Kinderzeinen là một vườn ươm âm nhạc huyền diệu bao gồm tác phẩm Traumenei mơ màng tuyệt đẹp. Song song với việc sáng tác piano, Schumann còn làm một số bài thơ nhẹ nhàng, trong số đó có một loạt các bài hát được phổ thơ của Heine (op. 24), Die Frauelube und Leben (op. 42) và của Eichendorff (op. 39).
Vào năm 1841, trong vòng bốn ngày, ông đã phác thảo ra bản giao hưởng đầu tiên cung Si trường. Ông nói tác phẩm này được ra đời trong một phút rực lửa, do vậy ông đặt tên cho nó là bản giao hưởng Mùa Xuân, với tiết tấu nhanh dành cho đàn ba dây (op. 41), bộ 5 piano (op. 44) và bộ tứ piano (op. 47); cùng lúc này ông cho ra đời bản Thánh ca say đắm Das Pardies und die peri. Ba bản giao hưởng tiếp theo sau bản giao hưởng Mùa Xuân được sáng tác trong vòng mười năm kế tiếp đó, cùng với nó còn có bản Concerto dành cho piano, một tuyệt tác của sự liên kết giữa phần solo rộn ràng, dồn dập cùng với lời ca du dương của dàn đồng ca, hấp dẫn ở đoạn cuối và đôi khi xuất hiện trong mâu thuẫn với nhịp điệu ba của phần solo. Năm 1843, Schumann đã được Mendelssohn yêu cầu tham gia làm giáo viên piano, chọn các tác phẩm, bản dàn bè ở Nhạc viện mới thành lập tại Leipzig. Năm 1844, ông cùng Clara thực hiện chuyến công diễn tới Nga, mùa Thu năm 1844 họ tới Dresden và ở đó lưu diễn cho tới năm 1850. Năm 1846, ông sáng tác được bản giao hưởng trên cung Đô trưởng; năm 1847 bộ ba piano và vở opera Genovera năm 1848. Cũng trong năm 1844, ông đồng ý nhận vị trí chỉ huy của The Lie der tafel, năm 1848 đã tổ chức Chorgensang - Verein tại Dresden. Năm 1850, ông trở thành Giám đốc âm nhạc thành phố Dusseldolf, nhưng một số điều phiền toái bắt đầu xuất hiện như là một dấu hiệu báo trước cho ông phải từ bỏ vị trí này mặc dù ông vẫn tiếp tục soạn nhạc.
Năm 1853, ông làm quen với Johannes Brahms và trở nên gần gũi với nhà soạn nhạc trong suốt những năm cuối đời. Johannes Brahms vẫn duy trì tình bạn thân thiết với Clara sau sự ra đi của Schumann.
Tình trạng sức khỏe của Schumann tiếp tục trở nên tồi tệ, ngày 27-2-1854 ông gieo mình xuống dòng sông Rhine, nhưng đã được cứu sống. Ngày 4-3, ông vào nằm tại Viện Dưỡng lão ở Endenich gần Bonn và ở đó cho tới những ngày cuối đời. Thời gian này, ông không muốn gặp Clara, đó cũng là những tháng ngày mà ông không hỏi han gì tới vợ và các con mình. Tuy nhiên Brahms vẫn là vị khách được ông nồng nhiệt tiếp đón. Những phỏng đoán cho rằng căn bệnh của Schumann có nguồn gốc từ bệnh giang mai cho đến nay vẫn gây tranh luận.