WOLFGANG AMADEUS MOZART (1756-1791)
Mozart có tên thánh là Johannes Chrysostomus Wolfgangus Theophilus, thiên tài âm nhạc người Áo, người có những tác phẩm âm nhạc thuộc mọi thể loại mà không nhạc sĩ nào có thể sánh kịp về vẻ đẹp thi ca, sự phong phú của âm điệu và sự sáng tạo giai điệu không mệt mỏi. Mozart là con trai của Johann Georg Leopold; ông sinh tại Salzburg ngày 27-1-1756; mất ngày 5-12-1791 tại Vienna. Mozart và người chị gái (có tên hiệu nghe có vẻ yếu ớt là Nannerl) là hai người duy nhất còn sống trong số bảy người con của Anna Maria và Leopold Mozart. Chị gái Mozart, hơn ông 4 tuổi, được cha dạy chơi đàn clavico, và Mozart khi đó còn rất nhỏ đã sớm hấp thụ những thanh âm của nhạc cụ. Mozart tự học chơi đàn clavico và sau đó học violon.
Leopold là một nhạc công điêu luyện, nhưng ông cũng đánh giá cao những buổi trình diễn sân khấu mà Wolfgang và Nannerl bắt đầu tham gia ở Salzburg. Ngày 17-1-1762, ông đưa hai chị em Mozart tới Munich; tại đây họ cùng diễn tấu trước Tuyển hầu vùng Bavaria. Tháng 9 - 1762, hai người lại biểu diễn phục vụ Hoàng đế Francis ở cung điện của Ngài tại Vienna. Cả gia đình Leopold trở về Salzburg vào tháng 1-1763 và tháng 6-1763, lũ trẻ được gửi tới Frankfurt, nơi Wolfgang bộc lộ tài ứng tấu với cây đàn piano. Tháng 11 năm đó, họ đến Paris, diễn tấu trước Louis XV, chính tại Paris các sáng tác đầu tay của Wolfgang được phát hành (bốn sonata cho đàn piano, violon adlibitum).
Tháng 4-1764, hai chị em Mozart tới London; Wolfgang diễn tấu trước Vua Geogre III. Tại London, Wolfgang được làm bạn với con trai của J.S. Bach là Johann Christian Bach, người trổ tài cùng với Mozart trên một chiếc piano. Thời gian đó, Mozart đã tập sáng tác những bản nhạc trang nghiêm; cậu viết hai bản cho một buổi diễn ở London, và bản thảo một giao hưởng khác được viết từ rất lâu trước đó - có lẽ được Mozart sáng tác khi ở London, đã được tìm thấy vào năm 1980. Tháng 7-1765, họ thực hiện một cuộc hành trình tới Hà Lan, sau đó trở về Salzburg; trên đường về, họ ghé thăm Dijon, Lyon, Geneva, Bern, Zurich, Donau-Veschingen và Munich. Về tới Salzburg vào tháng 11-1766, Wolfgang bắt tay nghiên cứu nghiêm túc nghệ thuật đối khúc dưới sự hướng dẫn của cha.
Tháng 9-1767, cả gia đình Leopold chuyển tới Vienna, tại đây Wolfgang bắt đầu soạn một vở opera, La finta semplice; tác phẩm sân khấu thứ hai của ông là một bài diễn văn, Bastien und Bastienne, được ra đời ở Vienna, tại nhà bác sỹ Franz Mesmer, nhân vật chính - tác giả của phương pháp nổi tiếng về pháp trị liệu bằng ''thôi miên'' mà sau này được biết như thuật thôi miên. Năm 1768, Mozart chỉ đạo buổi trình diễn tác phẩm Missa solemnis (Buổi lễ mixa trọng thể) cung Đô thứ của ông trước Hoàng gia và quần thần tại lễ sắc phong của Nhà thờ Waisenhaus. Trước khi Mozart trở về Salzburg vào tháng 1 năm 1769, Archbishop Sigismund Wolfgarlg Schrattenbach gọi ông làm Quản dàn cho dàn nhạc của ông; tuy nhiên ở vị trí này, Mozart không được nhận tiền thù lao. Vốn quyết tâm mở rộng các hợp đồng biểu diễn của Mozart ra nước ngoài, cha ông cho Mozart cùng làm một chuyến công du với ông tới Italia. Mozart nhận hợp đồng soạn một vở opera; kết quả là Mitridate, rè di Ponto ra đời, tác phẩm được trình diễn ở Milan năm 1770; chính Mozart điều khiển ba buổi diễn tác phẩm opera này với dàn clavico. Ở Salzburg một thời gian ngắn, tháng 2-1771, hai cha con Mozart trở lại Milan. Tại đây, Mozart sáng tác serenata Ascanio in Alba phục vụ lễ cưới của Aschduke Ferdinand (17-19-1771). Mozart trở về Salzburg cuối năm 1771; ông bầu của Mozart là Archbishop Schrattenbach mất trong khoảng thời gian đó, và người kế nhiệm là Archbishop Hieronymus Colloredo dường như rất thờ ơ với Mozart trong tư cách là một nhạc sỹ.
Một lần nữa Mozart đến Italia, vở opera mới sáng tác Lucio Silla được trình diễn ở Milan năm 1772. Ông trở về Salzburg vào tháng 3-1773, nhưng khoảng tháng 7 năm đó, Mozart lại đến Vienna. Tại đây, ông làm quen với âm nhạc của Haydn - người có ảnh hưởng rất lớn đến phong cách sáng tác nhạc khí của Mozart. Trở lại Salzburg, ông bắt tay sáng tác vở opera II Rè pas- tore (1775).
Tháng 3-1778, Mozart lại đi Paris để thực hiện buổi công diễn bản giao hưởng Paris tại một buổi hoà nhạc nhà thờ. Mẹ ông mất ở Paris ngày 3-7- 1778. Tháng 1 - 1779, Mozart thôi chức Quản dàn tại Salzburg, và nhận vị trí nghệ sĩ organ Hoàng gia với mức lương 450 guilder (đơn vị tiền tệ của Hà Lan). Năm 1780, Tuyển hầu vùng Bavaria ký hợp đồng đặt Mozart sáng tác một serie opera với tên gọi Idomeneo. Tác phẩm được công diễn lần đầu ở Munich ngày 29-1-1781. Tháng 5- 1781, Mozart xin Archbishop cho thôi chơi ở vị trí organ tại Salzburg, ông quyết định chuyển tới Vienna, và nơi đây trở thành chốn đi về thường xuyên của ông. Mozart đã cho ra đời kiệt tác opera Die Entfuhrung aus dam Serial, tác phẩm được ra mắt công chúng tại Nhà hát Burg năm 1782 với sự thành công rực rỡ. Ngày 4-8 ông kết hôn cùng Constanze Weber, chị của Aloysia Weber - người ông từng đem lòng yêu say đắm. Hai bản giao hưởng đặc sắc nhất của ông - tác phẩm số 35 cung Rê trưởng, Haffner, được viết cho gia đình Haffner ở Salzburg năm 1782 và tác phẩm Linz số 36 cung Đô trưởng năm 1783.
Từ đây về sau, các tác phẩm của Mozart đã đạt đến độ chín muồi của tài năng. Nhưng bất chấp sự dồi dào các hợp đồng sáng tác và các buổi biểu diễn, ông không thể kiếm đủ tiền để nuôi gia đình đang ngày càng trở nên đông đúc của mình. Những câu chuyện ngồi lê đôi mách về sự nghèo khó luôn thường trực của Mozart ngày càng bị phóng đại. Tuy nhiên, ông không cảm thấy ngại ngùng trong việc vay mượn những người bạn giàu có. . . Gần như định kỳ, ông viết thư cho Michael Puchberg, một nhân viên ngân hàng và là thành viên Hội Tam điểm (Mozart gia nhập Hội Tam điểm năm 1784) với những đề nghị vay tiền (mà ông không bao giờ trả). Puchberg luôn đồng ý, nhưng thường chỉ gửi cho Mozart một khoản ít hơn là ông yêu cầu.
Năm 1785, Mozart hoàn thành một bộ 6 khúc tứ tấu cho đàn dây tặng Haydn. Không còn nghi ngờ gì nữa, cấu trúc của các khúc tứ tấu này vận dụng nhiều nghệ thuật đối âm của Haydn. Năm 1786, vở opera buffa vĩ đại Le nozze di Figaro ra đời ở Vienna thu được thắng lợi vinh quang khi đưa ra công diễn trước công chúng Prague (Praha) đầu năm 1787 với sự có mặt của Mozart. Trong thời gian ở Prague, Mozart viết bản giao hưởng số 38 cung Rê trưởng, được biết với tên gọi Bản giao hưởng Prague; cũng tại đây kiệt tác opera Don Giovanni của ông ra đời, ngày 29-10-1787. Tháng 11-1787, Mozart được bổ nhiệm làm Nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Vienna, kế nhiệm Gluck, nhưng hưởng một mức lương thấp hơn.
Năm 1788 là năm vinh quang của Mozart và lịch sử âm nhạc; đó là năm ông soạn bản giao hưởng cuối cùng trong đời mình: tác phẩm số 39 cung Mi giáng trưởng, số 40 cung Sol thứ, và số 41 cung Đô trưởng - được biết đến với tên Jupiter. Mùa Xuân năm 1789, Mozart đến Berlin, nhân đó ông đã có buổi biểu diễn một trong các bản concerto dành cho piano của mình trước Tuyển hầu vùng Saxony ở Dresden trong vai trò nghệ sĩ solo. Và ông cũng chơi organ trong Thánh đường Thomas ở Leipzig. Các chuyến đi Potsdam và Berlin của ông được đánh dấu bởi các buổi hoà nhạc dành cho giới quý tộc tại cung của Hoàng đế Friedrich Wilhelm 2; nhà Vua đặt ông sáng tác một bộ 6 khúc tứ tấu cho đàn dây và bộ 6 bản sonata dành cho piano, nhưng Mozart qua đời trước khi hoàn thành các hợp đồng này. Về Vienna, ông bắt tay sáng tác opera buffa Cosi fan tutte (một câu khó có thể dịch nổi bởi ''tutte'' là một từ chỉ giống cái số nhiều, do vậy tiêu đề đầy đủ có thể là Thus do an woman). Vở opera này được trình diễn lần đầu ở Vienna năm 1790. Năm 1791, suốt năm cuối đời, ông đã hoàn thành bản dàn bè cho tác phẩm Die Zauberflote với lời nhạc kịch Đức của Emanuel Schikaneder, được công diễn lần đầu ở Vienna ngày 30-9-1791.
Nghi vấn ban đầu về cái chết đột ngột của Mozart ở tuổi 35 từng là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi. Gần như ngay lập tức sự kiện đau buồn này, những bí ẩn và nghi vấn về cái chết của Mozart xuất hiện trên các báo; hầu hết các báo đều cho rằng Mozart bị Antonio Salieri đầu độc do ganh ghét (trong nghề nghiệp). Câu chuyện phức tạp hơn bởi một nguồn tin cho rằng Salieri đã thú tội trước khi hấp hối năm 1825. Pushkin vận dụng cái tên này để viết vở kịch Mozart and Salieri, tác phẩm được Rimsky-Korsakov phổ nhạc cho vở opera cùng tên của ông. Sự kích hoá không tưởng về sự cạnh tranh giữa Mozart với Salieri được Peter Shaffer sáng tạo thành một vở kịch thành công, Amadeus; tác phẩm được trình diễn ở London năm 1979 và New York năm 1980; tác phẩm còn được biết rộng rãi hơn qua sự chuyển tải thành phim và được giải thưởng năm 1984. Kẻ bị tình nghì giết Morzart liên quan đến Đức Quốc xã. Mozart là nạn nhân của một âm mưu kép của Hội Tam điểm và người Do thái, những người đang cố gắng hạn chế sự bành trướng của phát xít Đức Hội Tam điểm, theo tin này, thấy bị xúc phạm bởi những nghi thức bí mật của họ đã bị Mozart tiết lộ trong tác phẩm Die Zauberflote và chính họ đã liên minh với những tên Do Thái tài phiệt ngăn chặn những tiết lộ (đang lan rộng hơn) mang tính chất nguy hiểm của Mozart. Một bí ẩn khác liên quan đến cái chết của Mozart thường thấy trong rất nhiều cuốn tiểu sử về Mozart và thậm chí được chuyển thành những tác phẩm tham khảo đáng giá: một cơn bão tuyết lớn hoành hành trong suốt thời gian tổ chức đám tang ông và không người bạn nào của ông có thể đưa ông ra tận nghĩa trang. Câu chuyện này dễ dàng bị bác bỏ bởi những tin tức từ Nha khí tượng của Thành Vienna trong ngày hôm đó. Việc Mozart được chôn trong hầm mộ dành cho những người cùng khổ cũng là dối trá; sự thật là thi hài ông được di dời khỏi nơi chôn cất ban đầu, vì gia đình ông thờ ơ với việc trả những khoản thuế phí bắt buộc.
Trong suốt hai thế kỷ từ khi ông mất, sự công nhận của toàn thế giới về thiên tài Mozart chưa từng bị lung lay trong giới nhạc sĩ chuyên nghiệp, từ người hâm mộ và cho đến đông đảo công chúng. Âm nhạc của Mozart là sự kết hợp giữa tính hài hước nhẹ nhàng với tính bi kịch buồn ảm đạm, là sự kết hợp khéo léo sự giải trí có tính chất biểu diễn, sự trầm tư mặc tưởng sâu sắc xen kẽ với nỗi buồn ủ rũ, chủ đề tôn giáo được hòa quyện bởi tính dễ tổn thương của con người.
Mozart tận tâm cống hiến cho âm nhạc và tôn trọng những quy tắc sáng tác; ông cũng có khả năng trào lộng về nghề của mình. Một ví dụ ấn tượng về chuyện đùa cợt là tiểu phẩm Ein musikalischer Spass với tiểu đề ''Dorf Musikanten'' - một trò đùa âm nhạc, với cái giá của “những nhạc công làng”, trong đó Mozart tiên đoán những phát triển của âm nhạc hiện đại của hai thế kỷ sau. Ông cân nhắc một cách kỹ lưỡng việc sử dụng cung nhạc thứ 5 liên tục, cho phép violin làm chủ cung âm thanh, và hoàn thành toàn bộ tác phẩm trong trạng thái rối bời những hợp âm ba nốt.
Sự phong phú trong phát triển kỹ thuật ở các tác phẩm âm nhạc của Mozart là tất cả những gì được đánh giá xứng đáng bởi những hạn chế nhạc cụ trong thời đại ông. Nốt nhạc cao nhất trên cây đàn phím của ông là nốt Fa trên cung thanh chủ thứ ba. Do đó trong sự rút gọn chương thứ nhất của bản sonata cho piano cung Đô trưởng nổi tiếng, chủ đề được trải trên một nền nhạc quãng 8 trầm để thích hợp với sự chuyển điệu. Kỹ thuật thanh nhạc (hoà thanh) trong các tác phẩm opera của ông hoàn hảo một cách kỳ lạ, có thể chắc một điều, giọng (hát) của con người không có gì thay đổi kể từ thời Mozart (khi hát opera), nhưng ông đã biết cách khai thác, sử dụng nguồn thanh âm tới cực điểm. Sự thích nghi ở thiên tài âm nhạc Mozart với tất cả phương tiện sản xuất âm thanh là một bí ẩn của tín hiệu bất diệt trong âm nhạc Mozart.