RICHARD GEORG STRAUSS I (1864 - 1949)
RICHARD GEORG STRAUSS I là nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức, người nhạc trưởng xuất chúng và là một trong những bậc thầy âm nhạc có sáng tạo nhất của kỷ nguyên hiện đại. Ông sinh ngày 11-6-1864 tại Munich, mất ngày 8-9-1949 tại Garmisch-Partenkirchen. Vì lớn lên trong một môi trường âm nhạc (cha ông là nghệ sĩ kèn cor ở nhà hát opera ở Munich), nên ông học piano khi còn bé, sau đó học violon, cuối cùng được sự kèm cặp của người chỉ huy dàn nhạc cung đình. Theo như lời tự thuật của ông, nhạc sĩ đã bắt tay sáng tác bài hát và khúc nhạc dành cho piano từ rất sớm. Trong số những tác phẩm đầu tiên ấy có bài Weihnachtslied, tiếp đến là điệu nhảy (piano đệm nhạc) Schneider Polka. Tác phẩm viết cho dàn nhạc đầu tiên của ông, Bản giao hưởng cung Rê thứ (1881) được trình diễn đầu tiên tại Munich, tiếp đến là Bản giao hưởng cung Fa thứ (1884) được dàn nhạc của hội Âm nhạc New York trình diễn lần đầu tiên.
Cũng thời gian này, Strauss quen biết nhà thơ, nhà soạn nhạc Alexander Ritter, người đã giới thiệu ông với thể loại ''âm nhạc tương lai'', như giới nhạc sỹ thường gọi để giới thiệu những sáng tác cho dàn nhạc của Liszt và các tác phẩm opera của Wagner. Năm 1887, ông chỉ huy buổi trình diễn đầu tiên Khúc phóng túng tượng trưng Aw Italien tại Munich. Tác phẩm này ra đời sau kiệt tác đầu tay, thơ giao hưởng Don Juan (1889) trong đó ông vận dụng những ý tưởng chủ đề của Liszt; nó trở thành một chuỗi những bài thơ ăn nhịp là thơ nhạc đầu tiên, tất cả đều được dựa trên chủ đề văn học. Tác phẩm thơ ăn nhịp tiếp theo là Tod und Verklarung (1890). Strauss chỉ đạo âm nhạc tác phẩm này lần đầu tiên trong chương trình có tên cùng với buổi diễn ra mắt tác phẩm Burleske dành cho piano và dàn nhạc. Cuối năm đó, buổi trình diễn đầu tiên tác phẩm thơ giao hưởng Macbeth cũng được thực hiện. Với những tác phẩm này, Strauss đã tự đưa ông lên hàng bậc thầy của nhạc tiêu đề và một đại diện quan trọng nhất của kỷ nguyên mới, kỷ nguyên nhạc hiện đại, ông vận dụng một cách hiệu quả hệ thống nhạc tố chủ đạo của Wagrler trong thể loại nhạc giao hưởng. Các bài thơ ăn nhịp của ông được đan xen với nhạc tố, mỗi bài là đại diện một chủ đề liên quan với nhau.
Trong bài thơ ăn nhịp tự thuật đặc biệt Ein Heldenleben của ông (1899), nhân vật chính của tiêu đề này chính là Strauss cùng những lời phê bình của ông được miêu tả trong bản dàn bè bằng một tiếng kèn trống, không ăn khớp. Vì cuộc ''triển lãm'' đề cao âm nhạc này, Strauss bị chỉ trích gay gắt trên báo. Tiếp đó ông có vở opera Feuersnot (1901) thu được thành công đầu tiên. Tác phẩm Salome (1907) được trình diễn ra mắt tại Mỹ ở rạp opera Metropolitan; chủ đề ghê sợ này đã giáng một cơn sốt đối với công chúng cùng giới báo chí; và tác giả đã bị tẩy chay chỉ sau hai lần công diễn. Vở opera Elektra tiếp theo của ông ít hấp dẫn hơn. Strauss quyết định chứng minh cho những người hâm mộ ông rằng ông hoàn toàn có thể sáng tác các vở opera du dương làm hài lòng những người sành điệu. Điều này đã được ông thực hiện trong sáng tác tiếp theo Der Rosenkavalier (1911) và cũng là nội dung được nhà viết kịch Hormannsthal khai thác, một vở opera thú vị dưới thể loại được yêu thích. Một lần nữa đến với thần thoại Hy Lạp, Strauss sáng tác và Hofmannsthal lại viết lời nhạc kịch vở opera ngắn Ariadne auf Naxos (1912).
Khi Hitler lên nắm quyền năm 1933, Đức Quốc xã đã cố gắng thuyết phục Strauss tham gia vào những công việc nội bộ của Quốc hội Đức. Strauss đã đứng ngoài mối tiên hệ với người đứng đầu Đức Quốc xã và đồng đảng của ông ta. Ông đồng ý làm việc với tư cách Chủ tịch Hội Âm nhạc Reichsmusikkammer mới được thành lập năm 1933, nhưng ngay sau đó (1935) ông từ bỏ cương vị này với lý do bề ngoài là sức khỏe kém. Ông làm bùng nổ một cuộc xung đột lớn với Đức Quốc xã khi yêu cầu một người Áo gốc Do Thái cung cấp lời nhạc kịch cho vở opera Die schweigsame Frau; tác phẩm được viết đúng vào năm 1935, nhưng sau đó buộc phải rời bỏ sân khấu chỉ sau vài lần trình diễn. Những trục trặc chính trị càng trở nên căng thẳng hơn khi Đức Quốc xã phát hiện ra con dâu ông là người Do Thái. Trong thời gian cuối cùng của cuộc chiến tranh, Strauss dành toàn bộ tâm huyết của mình cho tác phẩm Metamorphosen, một tác phẩm giao hưởng khóc than cho sự thất bại của nước Đức. Bản giao hưởng Eroica của Beethoven chứa phần nhạc đám tang đã được Strauss trích dẫn một phần tượng trưng cho tác phẩm này. Tiếp đến, ông hoàn thành bản dàn bè khác (fine score), Oboe Concerto. Năm 1947, Strauss tới London tham dự Festival mang tên ông (Strauss Festival) và ông đã xuất hiện trên sân khấu với tư cách là nhạc trưởng chỉ huy những sáng tác của mình. Mặc dù vẫn có nhiều mối nghi ngờ về quan hệ của ông với chính quyền Hitler, song ông vẫn chính thức được miễn khỏi mọi hình phạt vào năm 1948. Ngọn lửa khao khát sáng tạo của ông đã đem tới một tác phẩm gây cảm động sâu sắc Vier letzte Lieder (1948), viết cho giọng nữ cao (soprano) và dàn nhạc, lấy cảm hứng từ những bài thơ của Herman Hesse và Eichendolff.
Không thể phủ nhận, là một trong số các nhạc sĩ bậc thầy lỗi lạc nhất của thời đại, Strauss không bao giờ đồng ý áp dụng kỹ thuật nửa cung trong sáng tác. Ông luôn là một người theo chủ nghĩa lãng mạn, lấy trái tim làm kim chỉ nam cho sáng tạo của mình. Tài năng của ông đã gây được mối quan tâm của dư luận khi xem xét những tác phẩm thơ nhạc đầu tiên như Don Juan và Also sprach Zavathustra, một số vở opera của ông thường xuyên xuất hiện trong các buổi biểu diễn. Tác phẩm Vier letzte Lieder của ông thực sự là một thành công cao quý của cảm hứng lãng mạn.