Truyện: Tôi Nghe Tôi Hát

Tác giả: Trần Duy Phương

Thể loại: Tự truyện

Cuốn tự truyện của Trần Duy Phương, nguyên nữ sinh Trung học Trần Quý Cáp, Hội An mà trong tù tình cờ có tên là Trần Thị Mai thuyết phục người đọc bời lời văn giản dị, các sự kiện được trình bày chi tiết, trung thực, không lên gân, gần gũi với suy nghĩ của mọi người. Cuộc đời của nữ chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi cứ hiện lên bình dị trong khốc liệt, nỗi đau và niềm vui đan xen nhau như đời thường trong cái bất thường của cuộc sống.

truyen8.mobi


Tôi nghe tôi hát


Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng những ký ức, những điều đã diễn ra trong cuộc đời mỗi một người chiến sĩ thời chiến tranh vẫn có một sức hút mạnh mẽ đối với độc giả hôm nay. Lần lượt, Nhật ký chiến tranh (Chu Cẩm Phong), Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Truyện và ký (Dương Thị Xuân Quý) đã phác họa trong tâm thức người đọc hình ảnh về ba người chiến sĩ tiêu biểu được hình thành từ trong chiến đấu và công tác, những cuốn sách được viết ”bằng máu và nước mắt” và được độc giả cả nước đón nhận nồng nhiệt, đặc biệt là được các bạn trẻ học tập và nêu gương sáng về lòng yêu nước, yêu đời, yêu cuộc sống. Và rồi, cuốn tự truyện của người nữ chiến sĩ Trần Duy Phương lặng lẽ xuất hiện, lặng lẽ mang đến cho độc giả một tiếng hát bất diệt, tiếng hát đã giúp tác giả và những đồng đội của mình vượt qua khỏi song sắt nhà tù, trở thành liều thuốc tinh thần vô giá để bà và đồng đội vững lòng trước sự tra tấn dã man của kẻ thù. Tôi nghe tôi hát còn là tiếng hát của niềm tin, của lòng yêu nước và ý chí quật cường, kiên trung của một thế hệ lớn lên trong xích xiềng nô lệ và bom đạn chiến tranh...

Trần Duy Phương hoạt động cách mạng từ thuở còn trẻ và đã bị bắt giam qua các nhà tù Non Nước (Đà Nẵng), đến Phú Tài (Quy Nhơn), từ Cần Thơ đến Lộc Ninh… Dù Trần Duy Phương là tên cha mẹ đặt, nhưng khi bị địch bắt trong lúc làm nhiệm vụ, trong lần “khai báo” tên tuổi đầu tiên, bà đã buột miệng thốt ra một cái tên tình cờ, như là định mệnh: Trần Thị Mai. Thế là từ ấy cho đến khi được trao trả, bà mang tên tù là Trần Thị Mai. Trong cuốn tự truyện Tôi nghe tôi hát, người đọc dễ dàng bắt gặp nhiều đoạn tự sự cảm động và cũng đầy khí phách của tuổi trẻ: “Không. Tôi không được phép gục ngã. Hãy cố gắng lên tôi ơi! Ngày gặp mẹ đã gần kề, không có lý do gì để ra đi lúc này khi mọi thử thách khắc nghiệt chốn lao tù tôi đều đã vượt qua. Đã sống thì phải sống cho ra sống, phải có cách sống của riêng mình… Giờ này tôi chạnh nghĩ đến những người chiến sĩ giải phóng phải hi sinh trong những trận chiến cuối cùng. Các anh ngã xuống khi ngày chiến thắng đã gần kề…”

Khó ai có thể tưởng tượng được là nữ tù Trần uy Phương đã vượt qua những năm tháng đen tối ấy bằng tiếng hát lạc quan yêu đời: “Tôi hát như say, hát để quên đi đau đớn, hát để lấy lại tinh thần, hát để tự động viên mình và động viên đồng đội”.

Bà đã lấy lời ca tiếng hát làm khiên che đỡ, làm vũ khí chiến đấu để chiến thắng, chiến thắng kẻ thù, cũng như chiến thắng thương tật. Tác giả có tâm sự: “Khi tham gia cách mạng chắc chắn chẳng ai đưa lên bàn cân để tính toán thiệt hơn. Nhưng gia đình tôi đã hi sinh nhiều quá, tù đày nhiều quá! Có không cái gọi là số phận, là định mệnh? Tại sao tôi phải nếm trải đắng cay, cơ cực từ khi còn là một con bé ngây thơ? Trong khi lẽ ra tôi phải được sống sung sướng hơn, đủ đầy hơn nếu ba tôi không bị tù đày. Ba chị em tôi không phải chịu cảnh mồ côi cha, thua thiệt bạn bè nhiều thứ. Mẹ tôi đã gồng mình chịu đựng vất vả suốt bao năm, giờ cũng phải ngồi ăn cơm tù mà rớt nước mắt ngày đêm vì thương nhớ các con, không biết ai còn, ai mất. Ba tôi đã hi sinh, đến lượt tôi bị thương tật, tàn phế giữa tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất của đời người...”

Trong tập sách còn có những trang tự sự của bạn tù kể lại ngày ở tù chung với tác giả. Cựu tù Nguyễn Xuân Sang (tên trong tù Nguyễn Lang) nhớ lại sau khi ký kết hiệp định Paris được trao trả về Lộc Ninh: “Nhìn Phương ốm yếu do hậu quả của thương tật, tù đày thú thật là tôi không nghĩ Phương có thể sống thêm 5, 3 năm nữa. Vậy mà kỳ diệu thay, với ý chí, nghị lực và niềm lạc quan cách mạng, Phương vượt qua thử thách để sống và chiến thắng”.

Còn nữ tù Trần Thị Nghĩa (tên trong tù Phan Thị Bích Thủy) cho biết: “Là người bạn tù trong cuộc, đọc lại những dòng tâm huyết của Phương tôi bỗng nghe tim mình se thắt xót xa về những cái chết của đồng đội, vừa thấy đó đã mất rồi, và cứ diễn ra liên tiếp trong chuỗi dài tháng năm chiến tranh ác liệt…. Dù bị giam cầm trong vòng kẽm gai, chịu sự đàn áp dã man khốc liệt, những thủ đoạn thâm hiểm nhằm lung lạc ý chí chiến đấu của những người tù cách mạng, nhưng cuối cùng chúng đã thua và tù binh đã chiến thắng trở về trong tình thương yêu của đồng bào đồng chí”.

Click vào Đọc ngay để bắt đầu đọc cuốn Tôi Nghe Tôi Hát. Chúc các bạn vui vẻ!


Nguồn: truyen8.mobi/toi-nghe-toi-hat-c16a2685.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận