Văn bản pháp luật: Quyết định 2934/1998/QĐ-UB

Nguyễn Văn Lâm
Phú Thọ
STP tỉnh Phú Thọ;
Quyết định 2934/1998/QĐ-UB
Quyết định
14/01/1998
29/12/1998

Tóm tắt nội dung

Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của khu vực dân cư

Chủ tịch
1.998
UBND tỉnh Phú Thọ

Toàn văn

ubnd tỉnh

QUYẾT ĐỊNH CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của khu vực dân cư

 

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994.

Căn cứ chương VI quy chế thực hiện dân chủ ở xã ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày

11/5/1998 của Chính Phủ.

Xét đề nghị của Trưởng Ban TCCQ tỉnh.

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành bản "Quy chế về tổ chức và hoạt động của khu dân cư" kèm theo quyết định này.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay cho quyết định 116/QĐ-TCCQ ngày 13/3/1991 của UBND tỉnh Vĩnh Phú cũ, về tổ chức và hoạt động của khu dân cư.

Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban TCCQ tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị căn cứ quyết định thi hành.

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU DÂN CƯ

(Ban hành theo quyết định số: 2934/1998/QĐ-UB ngày 29 tháng 12 năm 1998 của UBND tỉnh Phú Thọ)

 

CHƯƠNG 1: MÔ HÌNH TỔ CHỨC KHU DÂN CƯ.

Điều 1: Mỗi xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) được thành lập các khu dân cư do UBND xã, phường, thị trấn quyết định. Riêng các khu dân cư ở phường trước khi Chủ tịch UBND phường quyết định phải được UBND thành phố, thị xã thông qua. Khu dân cư ở xã là làng, bản, thôn, xóm, động; ở phường, thị trấn là phố, đường phố hoặc liên tổ dân phố.

Khu dân cư không phải là một cấp chính quyền, được hình thành theo địa lý tự nhiên, theo truyền thống văn hoá của cộng đồng dân cư, thuận tiện cho công tác quản lý và mọi sinh hoạt của nhân dân, là nơi thực hiện dân chủ một cách trực tiếp và rộng rãi nhằm giải quyết các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư, bảo đảm đoàn kết, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và vệ sinh môi trường; xây dựng cuộc sống mới; tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống, giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp và thuần phong mỹ tục của cộng đồng nhằm thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân và nhiệm vụ cấp trên giao.

Điều 2: Mỗi khu dân cư có một Trưởng khu, không nằm trong số định biên cán bộ xã. Trưởng khu dân cư là người đại diện cho cộng đồng dân cư và UBND xã, chịu sự quản lý và chỉ đạo của UBND xã; do nhân dân bầu ra và Chủ tịch UBND xã quyết định công nhận; nhiệm kỳ của Trưởng khu dân cư là hai năm; trường hợp cần thiết nếu đa số nhân dân trong khu có ý kiến thì được bầu lại sớm hơn. Trưởng khu dân cư là người có tinh thần trách nhiệm, có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước; có năng lực quản lý, năng lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ, được nhân dân tín nhiệm.

CHƯƠNG II: CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRƯỞNG KHU DÂN CƯ

Điều 3: Nhiệm vụ của trưởng khu dân cư.

Trưởng khu dân cư chịu sự quản lý, chỉ đạo toàn diện của UBND xã và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành thuộc UBND xã. Trưởng khu dân cư có nhiệm vụ sau đây:

1. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu biết các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của HĐND các cấp, các quyết định của UBND; thu thập ý kiến của quần chúng nhân dân, báo cáo UBND xã xem xét giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Hướng dẫn, tổ chức, đôn đốc và vận động nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, nghị quyết của HĐND, các quyết định của UBND và các công việc được UBND xã uỷ nhiệm.

3. Sau khi có chủ trương của cấp ủy Đảng, chủ động phối hợp với ban công tác mặt trận, các Đoàn thể trong khu dân cư để:

- Chủ trì các cuộc họp khu dân cư, thực hiện các quyết định của cộng đồng dân cư, phù hợp với pháp luật của Nhà nước.

- Hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, Ban an ninh bảo vệ sản xuất.

4. Phối hợp với Ban tư pháp, Ban thanh tra nhân dân, các tổ chức xã hội, Ban công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân để hoà giải các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình.

5. Phối hợp với các tổ chức kinh tế, Ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể, các hội, hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện đời sống, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.

6. Giúp UBND xã quản lý đất đai, quản lý hộ tịch, hộ khẩu theo đúng pháp luật, làm tốt công tác xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, khu an toàn. Vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan nhất là trong việc cưới, việc tang. Giám sát việc chấp hành pháp luật của các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, các hộ kinh doanh thuộc địa phương quản lý đóng trên địa bàn khu dân cư.

7. Phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời. với UBND xã những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích hợp pháp và quyền tự do dân chủ của nhân dân trong khu vực.

8. Thực hiện định kỳ 6 tháng một lần báo cáo công tác và kiểm điểm tự phê bình trước hội nghị khu dân cư.

Điều 4: Trưởng khu dân cư có quyền hạn sau đây:

1. Được triệu tập hội nghị nhân dân (chủ hộ, công dân) trong khu để bàn bạc, tổ chức thực hiện các công việc hành chính, theo kế hoạch công tác của UBND xã giao hoặc để phổ biến, truyền đạt, học tập thảo luận tham gia ý kiến vào các văn bản, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước theo sự chỉ đạo của UBND xã.

2. Được biểu dương trong hội nghị nhân dân những gia đình, những người chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà nước và đề nghị UBND xã để xét khen thưởng kịp thời những người có nhiều thành tích; nhắc nhở phê bình những hộ, những người có biểu hiện vi phạm chính sách, pháp luật. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND và công an xã, Trưởng khu dân cư được gọi những đối tượng có tiền án, tiền sự tái phạm, những người vi phạm pháp luật, chính sách nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự ra nơi làm việc để giáo dục riêng hoặc đưa ra cuộc họp nhân dân ở khu vực, để kiểm điểm giáo dục, giúp đỡ cảm hoá những người lầm lỗi nhanh chóng hoà nhập vào cuộc sống cộng đồng.

3. Được lập biên bản hành chính đối với những trường hợp gây rối trật tự an ninh. Chứng kiến và cùng công an lập biên bản các vụ, việc vi phạm pháp luật trong khu vực.

4. Được dự các cuộc họp do UBND xã triệu tập, được tham gia ý kiến với UBND xã trong việc xét cấp đất thổ cư, xét tuyển người đi nghĩa vụ quân sự và những việc liên quan đến quản lý hành chính khu vực được phụ trách...

5. Được dự họp với các tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức dân quân tự vệ công an bảo vệ trong khu vực, để tổ chức phối kết hợp công tác.

6. Được UBND, ban thuế xã uỷ nhiệm thu một số thuế, lệ phí trên địa bàn theo pháp luật và thẩm quyền của chính quyền địa phương và được hưởng thù lao theo quy định.

7. Tuỳ theo đặc điểm tình hình địa phương, năng lực cán bộ, UBND xã có thể giao cho những thẩm quyền khác nhưng không được trái với chính sách, pháp luật Nhà nước và quyền hạn của chính quyền cấp xã.

8. Được dự các lớp tập huấn bồi dưỡng về kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, pháp luật nhằm nâng cao trình độ công tác để hoàn thành tốt các công việc được giao

Điều 5: Chế độ công tác.

1. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng xã mà bố trí nơi làm việc cho Trưởng khu dân cư hoặc tại gia, hoặc nhờ nhà dân.

2. Trưởng khu dân cư phải bố trí thời gian hợp lý để tiếp dân, giải quyết kịp thời các công việc theo chức trách.

3. Ngoài hội nghị thường kỳ 6 tháng 1 lần, Trưởng khu dân cư tổ chức kịp thời các hội nghị bất thường với các chủ hộ trong khu vực để phổ biến chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước cho dân biết, bàn các công việc phải triển khai của khu.

4. Mỗi tháng 2 lần vào thứ 7 của tuần thứ 2 và tuần thứ 4, Trưởng khu dân cư có trách nhiệm báo cáo tình hình trong khu vực, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND xã và nhận chủ trương, kế hoạch công tác mới.

Điều 6: Mối quan hệ công tác.

1. Trưởng khu dân cư chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND xã, chịu trách nhiệm cá nhân về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình được quy định tại điều 3, 4 của quy định này.

2. Trưởng khu dân cư chịu sự lãnh đạo của chi uỷ, chi bộ sở tại, có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của chi bộ và báo cáo tình hình công tác với chi uỷ.

3. Trưởng khu dân cư phải tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với ban công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân, các hội để thực hiện tốt các công việc trong khu vực.

Điều 7: Chế độ thù lao.

Trong thời gian giữ chức vụ, Trưởng khu dân cư được hưởng thù lao; Mức thù lao theo quyết định của UBND tỉnh; thù lao cho Trưởng khu dân cư do ngân sách xã chi trả. Ngoài ra Trưởng khu dân cư còn được cấp một số phương tiện cần thiết để làm việc (do UBND xã quy định)

Điều 8: Chế độ khen thưởng, kỷ luật.

Trưởng khu dân cư có thành tích xuất sắc trong công tác được xét khen thưởng theo chế độ hiện hành; Nếu sai phạm khuyết điểm thì tuỳ theo mức độ nặng, nhẹ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, bị thôi giữ chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9: Giao cho Ban tổ chức chính quyền tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc giúp các huyện, thành, thị triển khai thực hiện tốt quy chế này.

Điều 10: Quy chế này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu thấy có những điểm cần sửa đổi bổ sung thì báo cáo kịp thời UBND tỉnh để xem xét.


Nguồn: vbpl.vn/phutho/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=5281&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận