THÔNG TƯ CỦA BỘ Y TẾ
Hướng dẫn tuyển sinh Chuyên tu đại học Y-Dược năm học1999 - 2000
Thựchiện kế hoạch Nhà nước về đào tạo cán bộ Y tế phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệsức khoẻ nhân dân, Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn tuyển sinh hệ chuyên tuđại học Y- Dược năm học 1999-2000.
Thôngtư hướng dẫn tuyển sinh hệ chuyên tu đại học Y-Dược năm 1999-2000 về cơ bản vẫnthực hiện theo các nội dung của Thông tư hướng dẫn tuyển sinh chuyên tu đại họcY-Dược năm học 1998-1999. Để tập trung đào tạo cán bộ y tế cho tuyến cơ sở, BộY tế chủ trương năm học này chú trọng tuyển các đối tượng hiện đang làm việctại tuyến y tế cơ sở (huyện, xã, phường) nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhânlực y tế cho tuyến cơ sở.
Đểthống nhất nội dung môn thi chuyên môn, làm cơ sở cho việc ra đề thi và chấmthi, đồng thời giúp học viên thuận lợi trong việc ôn tập, Bộ Y tế ban hành bảnhướng dẫn trọng tâm ôn thi môn chuyên môn hệ chuyên tu Bác sỹ, Dược sỹ đại họcnăm học 1999 - 2000kèm theo Thôngtư này.
I - ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH:
1. Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến y tế cơ sở:
Đốitượng tuyển: Y sỹ cao đẳng, Y sỹ trung học đang công tác trong biên chế của cáctrạm Y tế xã, phường; phòng khám đa khoa khu vực; đội Vệ sinh phòng dịch, độiSinh đẻ kế hoạch tuyến huyện, thị xã; y tế Công, Nông, Lâm trường thuộc khu vực1 (KV1) và khu vực 2 (KV2). Không tuyển sinh các Y sỹ đang công tác tại cácquận thuộc khu vực 3 (KV3); các bệnh viện huyện, thị xã; các cở sở Y tế tuyếntỉnh/thành phố thuộc khu vực 2 (KV2), khu vực 3 (KV3) và tuyến Trung ương (trừKhu điều trị Phong).
2. Lớp chuyên tu Bác sỹ Y học cổ truyền (YHCT):
Đốitượng tuyển: Y sỹ Cao đẳng YHCT, Y sỹ trung học YHCT hoặc Y sỹ định hướngchuyên khoa YHCT (gọi chung là Y sỹ YHCT) hiện đang công tác thuộc biên chế củacác cơ sở y tế từ tuyến huyện, thị xã trở xuống. Không tuyển sinh các Y sỹ YHCTđang công tác tại các quận thuộc khu vực 3 (KV3); tuyến tỉnh/ thành phố thuộckhu vực 2 (KV2), khu vực 3 (KV3) và tuyến Trung ương.
3. Lớp chuyên tu Dược sỹ Đại học:
Đốitượng tuyển là Dược sỹ trung học hiện đang công tác và thuộc biên chế của cáccơ sở y tế thuộc khu vực 1 (KV1) và khu vực 2 (KV2). Không tuyển các Dược sỹtrung học đang công tác tại khu vực 3 (KV3) và tuyến Trung ương.
4. Lớp cử tuyển chuyên tu Bác sỹ tuyến y tế cơ sở:
Đốitượng cử tuyển: chỉ tuyển các Y sỹ hiện đang công tác và thuộc biên chế của cáctrạm Y tế xã vùng cao (KV1-VC), vùng sâu (KV1-VS) theo quy định phân chia khuvực tuyển sinh in trong quyển "Những điều cần biết về tuyển sinh đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp năm 1999" của Bộ Giáo dục vàĐào tạo.
Họcviên cử tuyển được bồi dưỡng văn hoá 01 năm, nếu đạt yêu cầu sẽ được học tiếpchuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến y tế cơ sở.
II - CHỈ TIÊU VÀ VÙNG TUYỂN SINH CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC:
1. Trường Đại học Dược Hà Nội: 80 chỉ tiêu
1.1. Lớp chuyên tu Dược sỹ đại học đào tạo tại Trường Đại học DượcHà Nội: 30chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh phía Bắc từ Nghệ An trở ra
1.2. Lớp chuyên tu Dược sỹ đại học đào tạo tại Trường Đại học Ykhoa Huế: 50 chỉ tiêu.
Tuyểnsinh từ Hà Tĩnh đến Khánh Hoà và các tỉnh Gia Lai, Công Tum, Đắc Lắk.
2. Trường đại học Y Thái Bình: 200 chỉ tiêu
2.1. Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở: 160 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hoá,Nghệ An, Hà Tĩnh.
2.2. Lớp chuyên tu Bác sỹ Y học cổ truyền: 40 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh phía Bắc từ Thừa Thiên Huế trở ra.
3. Trường Đại học Y Hải Phòng:100 chỉ tiêu
Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở:
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương,Hải Phòng.
4. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (thuộc ĐH Thái Nguyên): 230chỉ tiêu
4.1. Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở: 200 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, TuyênQuang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang.
4.2. Lớp cử tuyển chuyên tu Bác sỹ tuyến y tế cơ sở: 30 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra (chỉ tiêu phân bổ cho từng tỉnh, ban hành kèmtheo Thông tư này)
5.Trường đại học Y Huế (thuộc Đại học Huế):180 chỉ tiêu
5.1. Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở: 150 chỉ tiêu (70 chỉtiêu do Nhà nước cấp kinh phí và 80 chỉ tiêu do địa phương ký hợp đồng đào tạovà trả kinh phí).
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà.
5.2. Lớp cử tuyển chuyên tu Bác sỹ tuyến y tế cơ sở: 30 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh Thuộc khu vực nêu ở mục 5.1 và các tỉnh Gia Lai, KonTum, ĐắkLắk (chỉ tiêu phân bổ cho từng tỉnh, ban hành kèm theo Thông tư này).
6. Trường đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh: 280 chỉ tiêu
6.1. Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở: 150 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa-VũngTàu, t/p Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp.
6.2. Lớp chuyên tu Bác sỹ Y học cổ truyền: 30 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng trở vào.
6.3. Lớp cử tuyển chuyên tu Bác sỹ tuyến y tế cơ sở: 50 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận, Lâm Đồng trở vào (chỉ tiêu phân bổ chotừng tỉnh, ban hành kèm theo Thông tư này).
6.4. Lớp chuyên tu Dược sỹ Đại học: 50 chỉ tiêu
Tuyểnsinh ở các tỉnh phía Nam từ Ninh Thuận, Lâm Đồng trở vào.
7. Khoa Y Tây Nguyên (thuộc Trường Đại học Tây Nguyên): 50 chỉ tiêu
Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở:
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Gia lai, KonTum, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
8. Khoa Y Cần Thơ (thuộc Trường Đại học Cần Thơ): 100 chỉ tiêu
Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở:
Tuyểnsinh ở các tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ,Bạc Liêu, Cà Mau.
9. Học Viện Quân Y: 150 chỉ tiêu
Lớp chuyên tu Bác sỹ đa khoa tuyến Y tế cơ sở:
9.1. Cơ sở 1 tại Học Viện Quân Y: 90 chỉ tiêu (trong đó 80 chỉtiêu do Nhà nước cấp kinh phí và 10 chỉ tiêu do địa phương ký hợp đồng đào tạovà trả kinh phí). Tuyển sinh ở các tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Tây.
9.2. Cơ sở 2 tại thành phố Hồ Chí Minh: 60 chỉ tiêu trong đó 20 chỉtiêu cho các tỉnh Bình Dương, Bình Phước do Nhà nước cấp kinh phí, 40 chỉ tiêudo địa phương ký hợp đồng đào tạo và trả kinh phí, tuyển sinh ở các tỉnh: BìnhDương, Bình Phước, Long An, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu.
Thísinh là cán bộ y tế của các Công, Nông, Lâm trường, cơ quan y tế các ngành nếucó đủ tiêu chuẩn tuyển sinh, đóng trên địa bàn của tỉnh, thành phố nào thì dựthi vào các trường theo chỉ tiêu và vùng tuyển của địa phương đó.
III - CÁC TIÊU CHUẨN TUYỂN SINH:
1. Tiêu chuẩn chính trị:
Lýlịch bản thân, gia đình rõ ràng. Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, phẩm chấtđạo đức tốt, chấp hành đầy đủ các chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước.Những người đang trong thời gian thi hành kỷ luật (từ khiển trách trở lên)không được xét tuyển.
2. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn và văn hoá:
2.1. Về chuyên môn:
Thísinh dự thi vào các lớp chuyên tu Bác sỹ tuyến y tế cơ sở, lớp cử tuyển Bác sỹchuyên tu tuyến y tế cơ sở phải có bằng tốt nghiệp Y sỹ trung học hoặc bằng Ysỹ cao đẳng. Thời gian đào tạo trung học không dưới 2,5 năm học tập trung (hệchính quy) hoặc 2 năm (hệ chuyên tu tập trung). Thời gian đào tạo cao đẳngkhông dưới 4 năm học tập trung (hệ chính quy) hoặc 2 năm (hệ chuyên tu tậptrung).
Thísinh dự thi vào các lớp chuyên tu Bác sỹ Y học cổ truyền phải có bằng tốtnghiệp Y sỹ YHCT, Y sỹ cao đẳng YHCT, Y sỹ định hướng chuyên khoa YHCT. Thờigian đào tạo Y sỹ YHCT không dưới 2,5 năm tập trung (hệ chính quy). Thời gianđào tạo chuyên khoa định hướng YHCT không dưới 6 tháng.
Thísinh dự thi vào các lớp chuyên tu Dược sỹ đại học phải có bằng tốt nghiệp Dượcsỹ trung học. Thời gian đào tạo Dược sỹ trung học không dưới 2,5 năm học tậptrung (hệ chính quy) và không dưới 2 năm (hệ chuyên tu tập trung)
2.2. Về văn hoá:
Phảicó trình độ văn hoá phổ thông trung học hay bổ túc văn hoá tương đương.
3. Tiêu chuẩn về thâm niên chuyên môn:
Thâmniên chuyên môn chung cho các đối tượng tuyển sinh là 5 năm.
RiêngY sỹ đang công tác và thuộc biên chế tại các trạm Y tế xã, vùng cao, vùngsâu; Dược sỹ trung học đang công tác và thuộc biên chế tại các cơ sở y tếhuyện, thị xã khu vực 1 thì thâm niên chuyên môn là 3 năm.
Thâmniên chuyên môn tính từ ngày nhận công tác sau khi tốt nghiệp cao đẳng, trunghọc đến ngày 30-10-1999.
4. Tiêu chuẩn sức khoẻ và tuổi:
4.1. Về sức khoẻ:
Phảicó đủ sức khoẻ để học tập như quy định tại Thông tư liên Bộ Y tế-Đại học trunghọc chuyên nghiệp và dạy nghề số 10/TT-LB ngày 18-8-1989 và Công văn hướng dẫnsố 2445/TS ngày 20-5-1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
4.2. Về tuổi:
Khôngquá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ, tính đến ngày 30-10-1999.
5. Chế độ sinh hoạt phí và học phí:
5.1.Học viên trúng tuyển phải đóng học phí theo quy định hiện hành
Lươngvà phụ cấp (nếu có) của cán bộ đi học được thực hiện theo Thông tư liên tịch BộGiáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội số53/1998/TT-LT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày 25/8/1998.
5.2.Các thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu do Nhà nước cấp kinh phí thì không phảiđóng kinh phí đào tạo.
Cácthí sinh trúng tuyển ngoài chỉ tiêu Nhà nước cấp kinh phí thì địa phương cử cánbộ đi học phải đóng góp kinh phí đào tạo cho đối tượng này theo quy định hiệnhành.
5.3.Học viên sau khi tốt nghiệp được trả về cơ quan đã cử đi học để bố trí công tácphục vụ tuyến y tế cơ sở.
Nhữnghọc viên phải ngừng học tập trước khi tốt nghiệp cũng sẽ được trả về cơ quan cửđi học.
IV - CHÍNH SÁCH ƯU TIÊN:
Điểmtuyển vào trường được xét ưu tiên theo khu vực và trong mỗi khu vực có các ưutiên cho các đối tượng theo chính sách:
1. Ưu tiên về khu vực:
Áp dụng theo bảng phân chia khuvực tuyển sinh, in trong quyển Những điều cần biết về tuyển sinh đạihọc năm 1999 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.1. Khu vực 1 (KV1):
Gồmcác huyện, xã, thị trấn miền núi, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng sâu vàhải đảo.
1.2. Khu vực 2 (KV2):
Gồmcác tỉnh, huyện, xã, thị trấn trung du và đồng bằng, ngoại thành các thành phốtrực thuộc Trung ương. Khu vực này được chia thành 2 nhóm:
a)Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các phường, xã, thị trấn thuộc thành phốkhông trực thuộc Trung ương; tại các phường, xã, thị trấn thuộc các thị xã vàcác xã, thị trấn thuộc các huyện ngoại thành của các thành phố trực thuộc Trungương thuộc nhóm khu vực 2 (KV2).
b)Thí sinh có hộ khẩu thường trú tại các xã, thị trấn không thuộc nhóm a nói trênthì thuộc nhóm khu vực 2-nông thôn (KV2-NT)
1.3. Khu vực 3 (KV3):
Gồmcác quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, không thuộc diệnxét ưu tiên theo khu vực.
2. Ưu tiên về chính sách:
2.1. Nhóm ưu tiên 1:
Anhhùng lao động và Anh hùng các lực lượng vũ trang.
Cánbộ là người dân tộc thiểu số.
Thươngbinh đã được cấp thẻ.
Cánbộ đang công tác ở vùng cao, vùng sâu, là biên chế của y tế cơ sở, đã công tácliên tục ở đó 3 năm trở lên, tính đến ngày 30-10-1999. Nếu cán bộ công tác ởvùng cao, vùng sâu nhưng công tác liên tục dưới 3 năm thì chỉ được xếp ở nhóm ưutiên 2.
2.2. Nhóm ưu tiên 2:
Cánbộ được thưởng huân chương, huy chương kháng chiến, chiến thắng, huân chươnglao động; chiến sỹ thi đua cấp tỉnh/thành phố 2 năm liền.
Cánbộ thuộc biên chế các trạm y tế xã, hoặc các cơ sở y tế của Nông trường, Lâm trường,Khu điều trị phong, đã công tác 3 năm.
Điểm chênh lệch giữa hai đối tượng hoặc hai khu vực ưu tiên kế tiếpnhau không quá 3 điểm.
V - HỒ SƠ XIN DỰ TUYỂN:
Hồsơ xin dự tuyển gồm có:
Mộtphiếu dự tuyển, có ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Bảnsao bằng tốt nghiệp phổ thông trung học hay bổ túc văn hoá tương đương và bằngtốt nghiệp cao đẳng hoặc trung học Y-Dược (có công chứng Nhà nước). Khi đến họcphải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu. Trường hợp cần thiết, nhà trườngcó thể yêu cầu thí sinh xuất trình học bạ của khoá đào tạo cao đẳng hoặc trunghọc.
Bảnsao giấy khai sinh.
Giấyxác nhận đủ sức khoẻ để học tập của bệnh viện hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền.
Giấychứng nhận đối tượng ưu tiên tuyển sinh và khu vực ưu tiên tuyển sinh (như quyđịnh tại phần IV), do thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộcấp.
Quyếtđịnh cử cán bộ đi học của Sở y tế tỉnh, thành phố (nộp khi trúng tuyển vàohọc). Những thí sinh không thuộc Sở Y tế tỉnh/thành phố quản lý: do cơ quan đơnvị có thẩm quyền tương đương quyết định.
Haiảnh cỡ 4x6 (một ảnh dán vào phiếu dự tuyển, đóng dấu giáp lai)
Haiphong bì có dán tem và ghi địa chỉ của thí sinh.
Hồsơ phải đựng trong một phong bì cỡ 230x330mm, bên ngoài ghi rõ tên, nơi côngtác, lớp xin dự tuyển và liệt kê các giấy tờ có trong hồ sơ.
Hồsơ xin dự tuyển nộp về Ban tuyển sinh của các trường theo vùng tuyển sinh đãquy định.
Thísinh phải nộp các khoản lệ phí thi do nhà trường thông báo theo quy định chungcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hạnnộp hồ sơ: Trước ngày 30-4-1999.
Mọi trường hợp khai hồ sơ không rõ ràng hoặc khai man hồ sơ để dựthi đều phải xử lý theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thủ trưởngcác cơ quan, đơn vị quyết định cử cán bộ đi học chịu trách nhiệm về hồ sơ xindự thi.
VI - THI TUYỂN:
1. Các môn thi: Thí sinh phải thi 3 môn: Toán, Hoá, Chuyên môn
1.1. Môn Toán và môn Hoá:
Theotrình độ tốt nghiệp phổ thông trung học hay bổ túc văn hoá.
1.2. Môn chuyên môn:
Theochương trình đào tạo Y sỹ trung học (Y sỹ đa khoa hoặc Y sỹ YHCT) hoặc Dược sỹtrung học hiện hành của Bộ Y tế
Riêngthí sinh là Y sỹ Cao đẳng thì chỉ phải thi 01 môn chuyên môn theo chương trìnhđào tạo Y sỹ Cao đẳng (đa khoa hoặc YHCT).
Đốivới lớp cử tuyển chuyên tu Bác sỹ tuyến y tế cơ sở: Các trường chỉ tiếp nhận hồsơ theo đúng đối tượng quy định, đúng chỉ tiêu đã được Bộ Y tế phân bổ cho cácTỉnh, không thi tuyển.
2. Thi tuyển:
Ngàythi tuyển sinh sẽ được tổ chức trong tháng 7-1999. Lịch thi do các trường quyđịnh và đăng ký với Bộ Y tế (Vụ Khoa học-Đào tạo), Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồngthời thông báo cho thí sinh thuộc vùng tuyển của trường biết.
Cáctrường có thể tổ chức ôn thi cho thí sinh. Thời gian ôn thi và học phí do cáctrường quy định theo các hướng dẫn hiện hành.
Nộidung ôn thi các môn văn hoá: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo in trongquyển Những điều cần biết về tuyển sinh đại học năm 1999
Nộidung ôn thi môn chuyên môn: theo bản hướng dẫn trọng tâm ôn thi của Bộ Y tế banhành kèm theo Thông tư này.
Cáctrường thông báo công khai cho thí sinh biết trước khi thi 3 tháng.
Căncứ vào những yêu cầu trên, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm về việc rađề thi và đáp án phù hợp với nội dung đã hướng dẫn; các sở Y tế có kế hoạch bồidưỡng văn hoá và chuyên môn cho cán bộ được cử đi học để bảo đảm chỉ tiêu tuyểnsinh đã được Bộ Y tế phân bổ.
Việcra đề thi, tổ chức thi và chấm thi thực hiện theo quy chế tuyển sinh hiện hànhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Điều kiện trúng tuyển:
Thísinh trúng tuyển phải có đủ các tiêu chuẩn tuyển sinh và đạt mức điểm tuyển củatrường, trong đó:
Về chuyên môn: Không dưới điểm 5
Về văn hoá: Không có điểm 0.
Nhậnđược Thông tư này, các đơn vị, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, xétcử cán bộ dự thi và đi học theo đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn quy định trongThông tư. Các Trường cần xét duyệt hồ sơ tuyển sinh, tổ chức thi và xét trúngtuyển đúng quy chế để đảm bảo chất lượng đào tạo và công bằng xã hội./.
CHỈ TIÊU CỬ TUYỂN BÁC SĨ CHUYÊN TU TUYẾN CƠ SỞ
NĂM HỌC 1999 - 2000
I | ĐH YK THÁI NGUYÊN | 30 |
| | |
1 | Bắc Cạn | 4 |
2 | Lạng Sơn | 2 |
3 | Cao Bằng | 4 |
4 | Hà Giang | 2 |
5 | Tuyên Quang | 1 |
6 | Yên Bái | 1 |
7 | Lao Cai | 3 |
8 | Bắc Giang | 2 |
9 | Lai Châu | 4 |
10 | Sơn La | 2 |
11 | Hoà Bình | 1 |
12 | Phú Thọ | 1 |
13 | Thanh Hoá | 1 |
14 | Nghệ An | 1 |
15 | Hà Tĩnh | 1 |
| | |
II | ĐẠI HỌC Y KHOA HUẾ | 30 |
1 | Quảng Bình | 5 |
2 | Quảng Trị | 2 |
3 | Quảng Nam | 3 |
4 | Quảng Ngãi | 3 |
5 | Bình Định | 3 |
6 | Phú Yên | 1 |
7 | Khánh Hoà | 2 |
8 | Gia Lai | 5 |
9 | Công Tum | 5 |
10 | Đắc Lắc | 1 |
| | |
III | ĐẠI HỌC Y-D T/P HCM | 50 |
1 | Ninh Thuận | 4 |
2 | Bình Thuận | 2 |
3 | Đồng Nai | 3 |
4 | Long An | 4 |
5 | Tiền Giang | 3 |
6 | Bến Tre | 4 |
7 | Đồng Tháp | 2 |
8 | Lâm Đồng | 1 |
9 | An Giang | 1 |
10 | Vĩnh Long | 3 |
11 | Trà Vinh | 3 |
12 | Sóc Trăng | 2 |
13 | Kiên Giang | 4 |
14 | Bạc Liêu | 3 |
15 | Bình Dương | 3 |
16 | Bình Phước | 5 |
17 | Cà mau | 3 |
HƯỚNG DẪN
TRỌNG TÂM ÔN THI CHUYÊN MÔN ĐỂ DỰ THI TUYỂN SINH
HỆ CHUYÊN TU BÁC SĨ, DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC.
(NĂM HỌC 1999 -2000)
I - ÔN THI TUYỂN SINH BÁC SĨ CHUYÊN TU TUYẾN CƠ SỞ.
Nộidung ôn thi chuyên môn chủ yếu dựa vào chương trình và sách giáo khoa đào tạo ysĩ trung học, có tham khảo các tài liệu bổ túc chuyên môn cho cán bộ y tế tuyếncơ sở do Bộ Y tế ban hành những năm gần đây; Nội dung thi chủ yếu dựa vào cácvấn đề y tế và sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở (xã, phường, cụm dân cư).
A. QUẢNLÝ Y TẾ.
1. Cácnội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt nam.
2. Tổchức thực hiện, quản lý và đánh giá CSSKBĐ ở tuyến y tế cơ sở.
3. Chứcnăng và tổ chức hoạt động của một trạm y tế cơ sở.
4. Luậtbảo vệ sức khoẻ.
- MỤC TIÊU, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ.
1. Chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình.
- Chương trình tiêm chủng mở rộng.
- Chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy (CDD).
- Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em (ARI).
- Chương trình dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chương trình phòng chống HIV-AIDS.
A. PHÁTHIỆN VÀ XỬ LÝ MỘT SỐ CẤP CỨU VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUYẾN CƠ SỞ.
1. Cấp cứu say nắng, rắn cắn, điện giật, đuối nước
2. Sơ cứu vết thương, phòng chống sốc, bỏng, cầm máu,hô hấp nhân tạo, sơ cứu gãy xương, sai khớp, bong gân.
3. Dị ứng và ngộ độc thức ăn, ngộ độc thuốc trừ sâu -phân hoá học.
4. Viêm phế quản cấp, mãn; viêm phổi thuỳ; hen phếquản.
5. Suy tim, cao huyết áp, thấp khớp cấp.
6. Hội chứng đau bụng cấp, mãn, xuất huyết đường tiêuhoá, hội chứng vàng da, loét dạ dày, tá tràng.
7. Hội chứng hôn mê, liệt nửa người, suy nhược thầnkinh, đau dây thần kinh hông.
8. Viêm ruột thừa, thủng dạ dầy, lồng ruột cấp ở trẻem, tắc ruột, thoát vị bẹn, viêm màng bụng.
9. Viêm cơ, ápxe, đinh nhọt, nhọt tổ ong, chín mé, chốclở, ghẻ, hắc lào.
10. Thương hàn, tả, lị (trực khuẩn, Amíp) bại liệt, hogà, uốn ván, sởi, bạch hầu, bệnh giun, sán, sốt rét, viêm gan do virut, apxegan.
11. Phòng chống và quản lý các bệnh xã hội, lao, sốtrét, tâm thần, hoa liễu, bướu cổ, mắt hột.
A. CHĂMSÓC SỨC KHOẺ BÀ MẸ, TRẺ EMVÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH.
1. Cácbiện pháp tránh thai.
2. Quảnlý thai nghén và chăm sóc trước khi sinh.
3. Chẩnđoán có thai và hướng xử trí các trường hợp thai nghén có nguy cơ.
4. Theodõi chuyển dạ.
5. Đỡđẻ thường.
6. Cáctai biến sản khoa.
7. Cácbệnh phụ khoa thông thường.
8. Đánhgiá và theo dõi sự phát triển của trẻ em.
9. Ănsam và thức ăn bổ sung.
10. Chămsóc sơ sinh.
11. Nuôicon bằng sữa mẹ.
12. Phòngvà chống suy dinh dưỡng ở trẻ em.
13. Bệnhcòi xương.
14. Thiếuvitamin A và bệnh khô mắt.
A.VỆ SINH PHÒNG DỊCH
1. Cungcấp nước sạch.
2. Giảiquyết phân và rác hợp vệ sinh.
A. CÁCBÀI THUỐC NAM VÀ CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC CHO CÁC BỆNH THÔNG THƯỜNG ÁP DỤNG ỞTUYẾN Y TẾ CƠ SỞ.
II - ÔN THI CHUYÊN TU DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC.
Nộidung ôn thi môn chuyên ngành Dược gồm các kiến thức chủ yếu thuộc các mônnghiệp vụ trong chương trình dược sĩ trung học hiện nay; các sách giáo khoa vàtài liệu tham khảo được Bộ Y tế qui định sử dụng trong các Trường và Cơ sở đàotạo Dược sĩ trung học.
A. MÔNBÀO CHẾ:
Kỹthuật cất nước và tiêu chuẩn nước cất.
Kỹthuật khử khuẩn trong bào chế.
Kỹthuật bào chế chè thuốc, thuốc thang.
Kỹthuật bào chế và tiêu chuẩn chất lượng thuốc bột - Các đơn và công thức thuốcbột điển hình.
Kỹthuật bào chế viên hoàn, viên tròn - Các đơn và công thức viên tròn, hoàn điểnhình.
Kỹthuật bào chế và tiêu chuẩn chất lượng viên nén - Các đơn và công thức viên nénđiển hình.
Kỹthuật bào chế dung dịch thuốc - Các đơn và công thức thuốc uống.
Kỹthuật bào chế và tiêu chuẩn chất lượng sirô đơn và sirô thuốc - Các công thứcvà đơn sirô thuốc điển hình.
Kỹthuật bào chế và tiêu chuẩn chất lượng thuốc tra mắt - Các công thức và đơnthuốc điển hình.
Kỹthuật bào chế và tiêu chuẩn chất lượng cồn thuốc - Các công thức và đơn thuốcđiển hình.
Kỹthuật bào chế cao thuốc - Các công thức và đơn thuốc điển hình.
Kỹthuật bào chế thuốc tiêm, tiêm truyền và tiêu chuẩn chất lượng - Các công thứcvà đơn thuốc điển hình.
A. MÔNDƯỢC LIỆU:
a. Phương pháp thu hái, sơ chế, bảo quản dược liệu.
b. Mô tả hình thái thực vật, bộ phận dùng, hoạt chất chính, côngdụng, cách dùng của các cây thuốc thuộc các nhóm sau:
Câythuốc an thần:
Vôngnem.
Lạctiên.
Sen.
Bìnhvôi.
Câythuốc chữa cảm cúm:
Bạchà.
Bạchchỉ.
Xuyênkhung.
Sắndây.
Cúchoa.
Câythuốc chữa sốt rét:
Canhkina.
Thanhhao hoa vàng.
Câythuốc chữa thấp khớp:
Hythiêm.
Ôđầu.
Ngưutất.
Thổphục linh.
Thiênniên kiện.
Câythuốc chữa ho, hen:
Báchbộ.
Camthảo.
Dâutằm.
Càđộc dược.
Mạchmôn.
Trầnbì.
Cánhkiến trắng.
Câythuốc, vị thuốc chữa giun, sán:
Sửquân tử.
Keodậu.
Cau.
Bíngô.
Câythuốc chữa tim mạch, cầm máu, huyết áp:
Hoè.
Bagạc.
Trúcđào.
Sừngdê.
Câythuốc chữa bệnh đường tiêu hoá:
Tômộc.
Sanhân.
Quế.
Gừng.
Hoàngliên.
Mộchoa trắng.
Cỏsữa.
Câythuốc bổ:
Hàthủ ô.
Tamthất.
Sinhđịa.
Hoàisơn.
Đẳngsâm.
Câythuốc, vị thuốc có tác dụng tiêu độc:
Kimngân.
Sàiđất.
Ké.
Bồcông anh.
Câythuốc, vị thuốc chữa bệnh phụ nữ:
Ích mẫu.
Ngảicứu.
Hươngphụ.
Câythuốc khác:
Mãtiền.
Artiso.
Nghệ.
Mãđề.
A. MÔN DƯỢC LÝ:
Trìnhbày tính chất, tác dụng,dạng bào chế, liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ vànhững chú ý khi sử dụng của một số thuốc thuộc nhóm: kháng sinh, sunfamit, sốtrét, giun sán, Vitamin, hạ sốt, giảm đau, an thần gây ngủ, lị, tiêu chảy,cortison và một số thuốc thông thường khác.
1. PenicilinG, V. 24.Diclophenac.
2. Cloramphenicol. 25.Phenobarbital.
3. Ampicilin. 26.Diazepam.
4. Gentamicin. 27.Orezol.
5. Lincomicin. 28.Berberin.
6. Tetraxyclin. 29.Metronidazol.
7. Sunfaguanidin 30.Cortison
8. Co-trimoxazol. 31.Prednisolon.
9. Quinin 32.Dexamethazon.
10. Artemisinin. 33.Cimetidin.
11. Cloroquinin. 34.Codein.
12. Levamisol. 35.Strychnin
13. Mebendazol. 36.Terpen.
14. Albendazol. 37.Theophylin.
15. VitaminC. 38.Ephedrin.
16. VitaminB1. 39.Subbutamol.
17. VitaminA. 40.Glucose
18. VitaminB6. 41.DEP.
19. VitaminPP. 42.Nước oxy già.
20. Aspirin. 43.A.cryzofanic
21. Paracetamol. 44.Rifampixin.
22. Indomethaxin. 45. INH.
23. Analgin.
A. DƯỢCCHÍNH:
Cácquy chế nhãn, thuốc, hoá chất và nhãn hiệu hàng hoá của thuốc, chế độ về côngtác dược chính, thuốc chủ yếu.
Chếđộ bảo quản, pha chế, đóng gói, chỉ trù, giao nhận, sổ sách báo cáo thuốc độc.
Hợplý nội dung, tiêu chuẩn về an toàn thuốc.
Côngtác chống nhầm lẫn.
Quichế hành nghề Dược ở Nhà thuốc và Đại lý thuốc./.