Văn bản pháp luật: Thông tư 12/1999/TT-BTP

Nguyễn Đình Lộc
Toàn quốc
Công báo số 32/1999;
Thông tư 12/1999/TT-BTP
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
10/07/1999
25/06/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.

Bộ trưởng
1.999
Bộ Tư pháp

Toàn văn

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành một số quyđịnh của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP

ngày 10/10/1998 của Chính phủvề đăng ký hộ tịch

 

Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày, 10 tháng 10 năm 1998 củaChính phủ về đăng ký hộ tịch;

Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định về đăng ký hộ tịch nhưsau:

I. ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH

A. ĐĂNG KÝ KHAI SINH

Việcđăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 17 đến Điều21 của Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ vềđăng ký hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định).

1.Thẩm quyền đăng ký khai sinh quy định tại Điều 17 của Nghị định được thực hiệnnhư sau: Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thườngtrú.

Trongtrường hợp người mẹ không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưngcó đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng kýhộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi ngườimẹ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký khai sinh chotrẻ em.

Trongtrường hợp người mẹ có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có lý do chínhđáng không thể về nơi đó để đăng ký khai sinh cho con, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em sinh ra thực hiện việcđăng ký khai sinh; trong trường hợp này, người mẹ phải làm đơn trình bày rõ lýdo không thể về đăng ký khai sinh cho con tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.Sau khi đăng ký khai sinh, cấp một bản chính Giấy khai sinh cho trẻ em, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, phải gửithông báo và một bản sao Giấy khai sinh của trẻ em cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thườngtrú. y ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký hộ khẩu thườngtrú thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh; số, ngày, tháng, năm đăng ký,họ tên, chức vụ của người ký Giấy khai sinh, họ tên của cán bộ hộ tịch - tưpháp được ghi đúng như nội dung của bản sao Giấy khai sinh. Trong cột Ghi chúcủa Sổ đăng ký khai sinh phải ghi "Đã đăng ký khai sinh tại..." vàghi rõ nơi đã đăng ký khai sinh cho trẻ em (xã, huyện, tỉnh). Việc cấp bản saoGiấy khai sinh sau này phải căn cứ vào Sổ này.

2.Khi đăng ký khai sinh, việc xác định dân tộc và họ của trẻ em để ghi trong Giấykhai sinh được thực hiện theo các quy định tại Điều 30 và Điều 55 của Bộ LuậtDân sự.

3.Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải được đăng kýkhai sinh; nếu người có trách nhiệm đi đăng ký mà không đến đăng ký khai sinhcho trẻ em, thì cán bộ hộ tịch - tư pháp phải đến đăng ký tại gia đình của họ;nếu không có yêu cầu cấp Giấy khai sinh, thì không cấp; trong cột Ghi chú của Sổđăng ký khai sinh phải ghi rõ "Trẻ chết sơ sinh" để tiện cho việcthống kê.

4.Trong trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nếu nơi lập biênbản xác định tình trạng bị bỏ rơi và nơi bị bỏ rơi khác nhau, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, phải phối hợpvới y ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, kiểmtra kỹ việc thực hiện các quy định tại Điều 21 của Nghị định nếu đầy đủ thủtục, thì thực hiện việc đăng ký.

Biênbản xác định tình trạng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi phải có những nội dung sau đây:ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện; giới tính, cân nặng, đặc điểm nhận dạng,tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ tên, địa chỉ, Chứng minh nhândân của người phát hiện.

5.Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đăng ký khai sinh, nếu phát hiện có sai sóttrong nội dung Giấy khai sinh do ghi chép của cán bộ hộ tịch - tư pháp hoặc dođương sự khai báo nhầm lẫn, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi đăngký khai sinh, được cấp lại cho đương sự Giấy khai sinh mới; bản cũ có sai sótphải thu hồi và hủy bỏ số, ngày, tháng, năm đăng ký của Giấy khai sinh mới phảitheo đúng như bản cũ; trong cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi bổsung việc điều chỉnh, ngày, tháng, năm thực hiện và đóng dấu vào những nội dungđã điều chỉnh.

Đốivới những sai sót được phát hiện sau thời hạn quy định trên đây, đương sự muốnđiều chỉnh, thì phải làm thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định tại các điềutừ Điều 52 đến Điều 55 của Nghị định và các quy định tại điểm G Mục I của Thông tư này.

B. ĐĂNGKÝ KẾT HÔN

Việcđăng ký kết hôn được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 22 đến Điều26 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký kết hôn quy định tại Điều 22 của Nghị định được thực hiện nhưsau:

Việcđăng ký kết hôn phải được thực hiện tại y ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu hường trú của một tronghai bên nam, nữ.

Trongtrường hợp cả hai bên nam, nữ không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luậtvề đăng ký hộ khẩu thì y ban nhân dân cấp xã, nơi bên nam hoặc bên nữ đăng ký hộkhẩu tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

Trongtrường hợp cả hai bên nam, nữ là công dân Việt Nam đang học tập, lao động, côngtác có thời hạn ở nước ngoài, đã cắt hộ khẩu khỏi nơi thường trú, nay về nướcxin đăng ký kết hôn, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi cha mẹ bên nam hoặc bên nữđăng ký hộ khẩu thường trú, thực hiện việc đăng ký kết hôn.

2.Việc xác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn phải do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự đăng ký hộ khẩu thườngtrú thực hiện nếu đương sự không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luậtvề đăng ký hộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi đương sựđăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thực hiện việc xác nhận này, sau khi đãxác minh rõ tình trạng hôn nhân của đương sự trước thời điểm đến tạm trú tạiđịa phương.

Trongtrường hợp đương sự là cán bộ, công chức, người lao động đang công tác tại cáccơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nướchoặc đang phục vụ trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, thì việcxác nhận tình trạng hôn nhân trong Tờ khai đăng ký kết hôn do thủ trưởng cơquan, đơn vị chủ quản của người đó thực hiện.

Việcxác nhận tình trạng hôn nhân cần được ghi theo nội dung như sau:

Anh(chị)... (ghi rõ họ tên) có đăng ký hộ khẩu thường trú/tạm trú tại.... (hoặcđang công tác tại.), hiện tại chưa kết hôn với ai.

Lầnnày kết hôn là lần thứ.... (ghi rõ lần kết hôn).

3.Trong trường hợp cả hai bên nam, nữ cùng công tác tại một cơ quan, đơn vị hoặccùng cư trú tại một địa phương (xã, phường, thị trấn) mà yêu cầu đăng ký kếthôn, thì chỉ cần khai vào một Tờ khai đăng ký kết hôn.

4.Người xin đăng ký kết hôn là công dân Việt Nam đang học tập, lao động, công táccó thời hạn ở nước ngoài, nay về nước xin đăng ký kết hôn, thì phải có xác nhậncủa Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước mà ngườiđó đang học tập, lao động, công tác về tình trạng hôn nhân trong thời gian ở nướcngoài và xác nhận của y ban nhân dân cấp xã, nơi người đó trước đây đăng ký hộkhẩu thường trú về tình trạng hôn nhân trước khi xuất cảnh, nếu nơi đăng ký kếthôn khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước đây.

5.Bản niêm yết việc xin đăng ký kết hôn tại trụ sở yban nhân dân cấpxã phải có những nội dung sau đây: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nơithường trú/tạm trú, Chứng minh nhân dân/Giấy tờ hợp lệ thay thế của cả hai bênnam, nữ và ghi rõ:

"Trongthời hạn 7 ngày, kể từ ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo về việckết hôn này là trái pháp luật, thì y ban nhân dân sẽ đăng ký kếthôn".

6.Trong thời hạn đang xem xét việc đăng ký kết hôn mà một trong hai bên hoặc cảhai bên nam, nữ rút hồ sơ xin đăng ký kết hôn, thì Ủy ban nhân dân cấp xã trả lại hồ sơ, nhưng đương sự khôngđược hoàn lại lệ phí.

C. ĐĂNG KÝ KHAI TỬ

Việcđăng ký khai tử được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 27 đến Điều34 của Nghị định.

l.Thẩm quyền đăng ký khai tử quy định tại các khoản từ khoản l đến khoản 4 Điều27 của Nghị định được thực hiện như sau:

Việcđăng ký khai tử phải được thực hiện tại y ban nhân dân cấp xã, nơi ngườichết đăng ký hộ khẩu thường trú; nếu người chết không có nơi đăng ký hộ khẩu thườngtrú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luậtvề đăng ký hộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi người chết đăng ký hộ khẩu tạmtrú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký khai tử.

Việcđăng ký khai tử tại y ban nhân dân cấp xã, nơi người đó chết, được thực hiệntrong các trường hợp sau đây:

Ngườichết không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và cũng không có nơi đăng ký hộkhẩu tạm trú có thời hạn;

Khôngxác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết;

Ngườichết không rõ tung tích.

2.Trẻ em sinh ra sống được từ 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải đăng ký khaitử; nếu người có trách nhiệm đi đăng ký mà không đến đăng ký khai tử, thì cánbộ hộ tịch - tư pháp phải đến đăng ký tại gia đình của họ; nếu không có yêu cầucấp Giấy chứng tử, thì không cấp; trong cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai tử phảighi rõ "Trẻ chết sơ sinh" để tiện cho việc thống kê.

3.Khi đăng ký khai tử cho người chết không rõ tung tích, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thực hiện đầy đủ các thủ tụcquy định tại Điều 31 của Nghị định. Biên bản xác nhận tình trạng người chếtkhông rõ tung tích phải hợp thức và phải có những nội dung sau đây: ngày,tháng, năm, địa điểm phát hiện; giới tính, đặc điểm nhận dạng, tài sản và cácđồ vật khác của người chết (nếu có); họ tên, địa chỉ, Chứng minh nhân dân củangười phát hiện. Trong cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai tử phải ghi rõ về địađiểm mai táng người chết và số thẻ mộ (nếu có); đối với những cột không xácđịnh được nội dung, thì để trống.

Trongtrường hợp đã đăng ký khai tử và mai táng mà sau đó phát hiện được tung tíchcủa người chết và xác định được thân nhân của người đó thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai tử, ghi bổsung những thông tin cần thiết vào phần còn để trống trong Sổ đăng ký khai tửvà cấp cho thân nhân người chết Giấy chứng tử.

4.Giấy báo tử quy định tại khoản 1 Điều 33 của Nghị định được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai tử theohướng dẫn tại điểm C Mục Icủa Thông tư này.

D. ĐĂNG KÝ NHẬN NUÔI CON NUÔI

Việcđăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 35đến Điều 40 của Nghị định.

l.Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi quy định tại Điều 35 của Nghị định đượcthực hiện như sau:

Việcđăng ký nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú củangười xin nhận nuôi con nuôi hoặc người được xin nhận làm con nuôi.

Trongtrường hợp cả hai bên không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưngcó đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng kýhộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi người xin nhận nuôi con nuôihoặc người được xin nhận làm con nuôi đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thựchiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi.

Nơicư trú của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi được xin nhận làm con nuôi được xác định theonơi cư trú của người nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức nuôi dưỡng.

2.Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi phải do cha mẹ đẻ của ngườiđược xin nhận làm con nuôi ký, kể cả trường hợp đã ly hôn; nếu cha đẻ hoặc mẹđẻ bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự, thì chỉ cầnchữ ký của người kia.

Trongtrường hợp cha mẹ đẻ đã chết hoặc bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lựchành vi dân sự, thì người giám hộ có quyền ký Giấy thỏa thuận đó; nếu là ngườigiám hộ cử, thì còn phải có ý kiến của người, cơ quan, tổ chức cử người giámhộ.

Trongtrường hợp người được xin nhận làm con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi, hiện đang sinhsống trong các cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng, thì Giấy thỏa thuận do ngườiđứng đầu cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng ký; nếu đã phát hiện được trẻ em đócòn cha, mẹ đẻ, thì Giấy thỏa thuận còn phải có cả chữ ký của cha, mẹ đẻ.

Ngoàinhững đối tượng trên đây, không một cá nhân hoặc tổ chức nào, kể cả cha mẹnuôi, có quyền ký Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

3.Trước khi đăng ký việc nhận nuôi con nuôi, y ban nhân dân cấp xã phải kiểmtra, xác minh kỹ hồ sơ xin nhận nuôi con nuôi theo đúng quy định của pháp luật,đặc biệt chú ý các điểm sau đây:

a)Tính tự nguyện và hợp pháp của việc cho và xin nhận nuôi con nuôi;

b)Tư cách của người xin nhận nuôi con nuôi;

c)Mục đích xin nhận nuôi con nuôi;

d)Nguồn gốc của trẻ em bị bỏ rơi được xin nhận làm con nuôi.

4.Bản niêm yết tại trụ sở y ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiệnthông tin đại chúng trong trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi có nguồn gốckhông rõ ràng phải có những nội dung sau đây: ngày, tháng, năm, địa điểm pháthiện; giới tính, cân nặng, đặc điểm nhận dạng, tài sản và các đồ vật khác củatrẻ em (nếu có) và việc trẻ em đó được xin nhận làm con nuôi. Không niêm yếthoặc thông báo thông tin về người xin nhận nuôi con nuôi.

5.Sự đồng ý của người được xin nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên phải thểhiện bằng việc ghi "Đồng ý" và ký tên vào Giấy thỏa thuận về việc chotrẻ em làm con nuôi (theo mẫu quy định) nếu trẻ em không biết chữ, thì cán bộhộ tịch - tư pháp phải đọc và giải thích rõ việc sẽ làm con nuôi nếu đồng ý,thì điểm chỉ vào Giấy thỏa thuận thay cho việc ký.

6.Trong trường hợp trẻ em bị bỏ rơi được xin nhận làm con nuôi, sau khi quyếtđịnh công nhận nuôi con nuôi có hiệu lực pháp luật, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh, ghi têncủa người được công nhận là cha mẹ nuôi vào phần khai về cha, mẹ trong Giấykhai sinh và trong Sổ đăng ký khai sinh của trẻ em; trong cột Ghi chú của Sổđăng ký khai sinh phải ghi rõ "Cha, mẹ nuôi".

7.Trong trường hợp cha mẹ nuôi muốn chấm dứt việc nuôi con nuôi, thì phải làm thủtục chấm dứt việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật, không được tự ýchấm dứt việc nuôi con nuôi hoặc giao con nuôi cho người khác.

Đ. ĐĂNGKÝ GIÁM HỘ

Việcđăng ký giám hộ được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 41 đến Điều46 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký giám hộ quy định tại Điều 41 của Nghị định được thực hiện nhưsau: Việc đăng ký giám hộ phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người giám hộ đăng ký hộ khẩuthường trú hoặc nơi có trụ sở của cơ quan, tổ chức đảm nhận giám hộ.

Trongtrường hợp người giám hộ là cá nhân mà không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộkhẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định củapháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi ngườigiám hộ đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký giám hộ.

Trongtrường hợp cơ quan, tổ chức cử người đứng ra đại diện cho cơ quan, tổ chức đóthực hiện việc giám hộ, thì thẩm quyền đăng ký giám hộ cũng được thực hiện theoquy định trên đây.

2.Khi đăng ký giám hộ nếu trong Giấv cử người giám hộ có ghi về tài sản riêng củangười được giám hộ, thì trong Quyết định công nhận giám hộ phải ghi rõ danh mụctài sản được giao cho người giám hộ quản lý và tình trạng của tài sản đó.

Trongtrường hợp này, khi đăng ký việc thay đổi chấm dứt giám hộ thì Quyết định côngnhận chấm dứt việc giám hộ cũng phải ghi rõ danh mục tài sản hiện còn và tìnhtrạng của tài sản đối nếu tranh chấp liên quan đến tài sản của người được giámhộ chưa được tòa án giải quyết, thì y ban nhân dân cấp xã không đăngký việc thay đổi, chấm dứt giám hộ.

E. ĐĂNGKÝ VIỆC NHẬN CHA,MẸ, CON

Việcđăng ký nhận cha, mẹ, con được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 47đến Điều 51 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con quy định tại Điều 47 của Nghị định đượcthực hiện như sau:

Việcđăng ký nhận cha, mẹ, con phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người con đăng ký hộ khẩu thườngtrú.

Trongtrường hợp người con không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưngcó đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng kýhộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi người con đăng ký hộ khẩu tạmtrú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trongtrường hợp người con không có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và cũng không cónơi đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn, thì yban nhân dân cấpxã, nơi người con thực tế đang sinh sống, thực hiện việc đăng ký nhận cha, mẹ,con.

2.Việc đăng ký nhận cha, mẹ, con chỉ được thực hiện trong trường hợp người xinnhận và người được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký.

3,Cha hoặc mẹ đăng ký nhận con, thì đơn xin nhận con phải có ý kiến đồng ý của ngườikia, trừ trường hợp người này đã bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lựchành vi dân sự.

4.Con đăng ký nhận cha hoặc mẹ, thì đơn xin nhận cha hoặc mẹ phải có ý kiến đồngý của người hiện đang là mẹ hoặc cha và của người được nhận là cha hoặc mẹ; nếungười hiện đang là mẹ hoặc cha đã bị tòa án tuyên bố mất tích hoặc mất năng lựchành vi dân sự, thì không phải có ý kiến của người này.

5.Sự đồng ý của trẻ em được nhận làm con từ đủ 9 tuổi trở lên phải thể hiện bằngviệc ghi "Đồng ý' và ký tên vào đơn (theo mẫu quy định); nếu trẻ em khôngbiết chữ, thì cán bộ hộ tịch - tư pháp phải đọc và giải thích rõ việc sẽ đượcnhận làm con; nếu đồng ý, thì điểm chỉ vào đơn thay cho việc ký.

Quyđịnh trên đây cũng được áp dụng đối với trường hợp trẻ em từ đủ 9 tuổi đến dưới15 tuổi xin nhận cha hoặc mẹ.

6.Bản niêm yết tại trụ sở y ban nhân dân cấp xã phải có những nội dung sau đây: họtên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nơi thường trú/ tạm trú của cả hai bên ngườixin nhận và người được nhận là cha, mẹ, con và việc xin nhận cha, mẹ, con.

G. ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI HỌ TÊN, CHỮ ĐỆM, CẢI CHÍNH HỌ, TÊN, CHỮĐỆM, NGÀY, THÁNG, NĂM SINH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC

Việcthay đổi họ tên, chữ đệm; cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;xác định lại dân tộc (sau đây gọi là thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lạidân tộc) được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 52 đến Điều 55 củaNghị định.

1.Quy định tại Điều 52 của Nghị định về thẩm quyền đăng ký việc thay đổi, cảichính hộ tịch, xác định lại dân tộc của y ban nhân dân cấp tỉnh được thựchiện như sau:

Việcđăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc phải được thực hiệntại y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trúhoặc nơi đã đăng ký khai sinh trước đây của người có đơn yêu cầu.

Trongtrường hợp đương sự không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưngcó đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng kýhộ khẩu, thì y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký hộ khẩu tạm trú cóthời hạn, cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính hộtịch, xác định lại dân tộc của người đó.

2.Việc cải chính hộ tịch, đặc biệt là cải chính ngày, tháng, năm sinh, chỉ đượcthực hiện đối với những trường hợp có đủ cơ sở để xác định rằng khi đăng kýkhai sinh có sự sai sót do ghi chép của cán bộ hộ tịch - tư pháp hoặc do đươngsự khai báo nhầm lẫn. Trường hợp yêu cầu cải chính hộ tịch trong Giấy khai sinhdo đương sự cố tình sửa chữa sai sự thật đã đăng ký trước đây để hợp thức hóacác hồ sơ, giấy tờ cá nhân hiện tại, thì không giải quyết.

3.Người xin thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, về nguyên tắc phảixuất trình bản chính Giấy khai sinh; nếu đã mất bản chính Giấy khai sinh, thìcó thể thay thế bằng bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc được cấp chưa quá 3tháng. Trong trường hợp này chỉ có y ban nhân dân cấp tỉnh mà tạiđịa hạt của tỉnh đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây mới thực hiện việcđăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc.

4.Khi ghi các nội dung thay đổi, cải chính trong Giấy khai sinh, cần lưu ý:

a)Chỉ ghi những nội dung được thay đổi, cải chính vào mặt sau của bản chính Giấykhai sinh, không được ghi vào mặt trước của Giấy khai sinh;

b)Đối với những biểu mẫu Giấy khai sinh cũ và bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc màkhông có phần ghi chú việc thay đổi, cải chính ở mặt sau Giấy khai sinh, thì SởTư pháp căn cứ vào nội dung của biểu mẫu được ban hành kèm theo Quyết định số1203/QĐ-TP/HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp để ghi.

Saukhi việc thay đổi, cải chính hộ tịch đã được ghi chú vào bản chính Giấy khaisinh hoặc bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc và Sổ đăng ký khai sinh, thì bản saoGiấy khai sinh được cấp theo nội dung đã được điều chỉnh.

5.Trong trường hợp người con xin thay đổi họ từ họ của cha sang họ của mẹ hoặcxin xác định lại dân tộc từ dân tộc của cha sang dân tộc của mẹ, hoặc ngượclại, thì phải có ý kiến đồng ý của cả cha và mẹ.

6.Việc thay đổi, cải chính các nội dung khác trong Giấy khai sinh cũng được thựchiện theo quy định tại các điều từ Điều 52 đến Điều 55 của Nghị định và các quyđịnh tại điểm G Mục I của Thông tư này.

7.Yêu cầu cải chính các giấy tờ khác về hộ tịch (không phải Giấy khai sinh) khôngthuộc phạm vi điều chỉnh của điểm G Mục Icủa Thông tư này.

Trongtrường hợp đương sự xin cải chính các giấy tờ đó, thì Ủy ban nhân dân nơi đã cấp các giấy tờ hộ tịch đó trướcđây, căn cứ vào bản chính Giấy khai sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốccủa đương sự được cấp chưa quá 3 tháng, để điều chỉnh cho phù hợp.

H. GHIVÀO SỔ CÁC THAY ĐỔI HỘ TỊCH KHÁC

Việcghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác được thực hiện theo quy định tại các điềutừ Điều 56 đến Điều 58 của Nghị định.

1.Khi ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác, cần lưu ý một số điểm sau đây:

a)Việc ly hôn, hủy hôn nhân trái pháp luật được ghi vào cột Ghi chú của Sổ đăngký kết hôn;

b)Việc thay đổi quốc tịch được ghi vào cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh;

c)Việc xác định cha, mẹ, con được ghi vào cột Ghi chú của Sổ đăng ký khai sinhcủa người con;

d)Quyết định tuyên bố mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lựchành vi dân sự, hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên, thì tạmthời không ghi vào sổ, mà chỉ lưu tại y ban nhân dân cấp xã, nơi đươngsự cư trú để quản lý và theo dõi.

2.Khi ghi vào sổ các việc nói tại điểm a, điểm b và điểm c trên đây, cán bộ hộtịch - tư pháp phải ghi rõ các nội dung thay đổi, số quyết định, ngày, tháng,năm ra quyết định, cơ quan ra quyết định và người ký quyết định.

3.Khi ghi vào sổ việc xác định cha, mẹ, con trên cơ sở quyết định của Ủy ban nhân dân hoặc của tòa án, cán bộ hộ tịch - tư phápphải bổ sung tên của cha hoặc mẹ vào Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh củangười con, nếu trước đây bỏ trống. Trong trường hợp Sổ đăng ký khai sinh vàGiấy khai sinh trước đây đã ghi tên người khác vào phần ghi về cha, mẹ, thì đươngsự phải làm thủ tục xin thay đổi, cải chính hộ tịch theo quy định tại các điềutừ Điều 52 đến Điều 55 của Nghị định và các quy định tại điểm G Mục I của Thông tư này.

I. ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN, ĐĂNG KÝ LẠI

Việcđăng ký khai sinh, khai tử quá hạn, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhậnnuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 59 đến Điều 67của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn quy định tại Điều 60 của Nghịđịnh được thực hiện như sau:

Việcđăng ký khai sinh, khai tử quá hạn phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự đăng ký hộ khẩu thườngtrú.

Trongtrường hợp đương sự không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưngcó đăng ký hộ khẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộkhẩu, thì y ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự đăng ký hộ khẩu tạmtrú có thời hạn, thực hiện việc đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn.

2.Thẩm quyền đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi quy định tạiĐiều 64 của Nghị định được thực hiện như sau:

Việcđăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký hộ khẩu thường trúhoặc nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây của đương sự.

Trongtrường hợp người xin đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôikhông có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộ khẩutạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự đăng ký hộ khẩu tạmtrú có thời hạn, thực hiện đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi connuôi.

3.Khi đăng ký quá hạn hoặc đăng ký lại, phải đóng dấu dưới tiêu đề của giấy tờđăng ký quá hạn hoặc đăng ký lại theo mẫu sau đây:

Mẫudấu đăng ký quá hạn là:

ĐĂNG KÝ QUÁ HẠN

 

Mẫudấu đăng ký lại là:

ĐĂNG KÝ LẠI

Cácmẫu dấu này phải có cỡ chữ nhỏ hơn tiêu đề của giấy tờ hộ tịch.

4.Khi đăng ký khai sinh quá hạn hoặc đăng ký lại việc sinh, các nội dung khaisinh phải ghi theo đúng thời điểm sinh; riêng ngày, tháng, năm ghi trong Sổ đăngký khai sinh và Giấy khai sinh được ghi theo ngày, tháng, năm đăng ký quá hạnhoặc đăng ký lại.

II. ĐĂNG KÝ HỘ TỊCH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

A. ĐĂNGKÝ KHAI SINH

Việcđăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều68, Điều 69, Điều 70 và Điều 74 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký khai sinh quy định tại Điều 68 và Điều 74 của Nghị định đượcthực hiện như sau:

a)Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà có cha và mẹ đều làngười nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, được thực hiệntheo đơn yêu cầu của đương sự tại y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăngký thường trú của cha mẹ trẻ em; trong trường hợp cha mẹ không có đăng ký thườngtrú tại Việt Nam, thì y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi cha mẹ đăng ký tạm trú, thựchiện.

b)Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam mà chỉ có cha hoặc mẹ làngười nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, còn người kia làcông dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người mẹ hoặc người cha làcông dân Việt Nam đăng ký hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp người mẹ hoặc ngườicha không có hoặc chưa có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộkhẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người đó đăng ký hộ khẩu tạmtrú có thời hạn, thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em.

2.Khi đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là côngdân nước ngoài, còn người kia là công dân Việt Nam, cần kiểm tra văn bản thỏathuận của cha mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trong trường hợp cha mẹchọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có xác nhận của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch nướcngoài cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó. Văn bản xác nhận phải đượchợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng theoquy định của pháp luật Việt Nam.

B. ĐĂNGKÝ KHAI TỬ

Việcđăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các điềutừ Điều 71 đến Điều 74 của Nghị định.

l.Thẩm quyền đăng ký khai tử cho người nước ngoài quy định tại Điều 71 và chocông dân Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại Điều 74 của Nghị định đượcthực hiện như sau: Việc đăng ký khai tử cho người nước ngoài hoặc cho công dânViệt Nam định cư ở nước ngoài chết tại Việt Nam được thực hiện theo đơn yêu cầutại y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của ngườichết; nếu ngườl chết không có nơi đăng ký thường trú tại Việt Nam, thì đăng kýtại y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi người đó đăng ký tạm trú.

2.Sau khi đăng ký khai tử cho công dân nước ngoài hoặc cho người Việt Nam định cưở nước ngoài chết tại Việt Nam, Sở Tư pháp gửi cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoạì giaobản sao Giấy chứng tử để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mà ngườichết là công dân hoặc để gửi cho Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sựcủa Việt Nam tại nước mà công dân Việt Nam định cư.

C. ĐĂNG KÝ KẾT HÔN GIỮA NGƯỜI NUỜC NGOÀI VỚI NHAU

Việcđăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam được thực hiện theoquy định tại Điều 76, Điều 77 và Điểu 78 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau quy định tại Điều 76của Nghị định được thực hiện như sau: Việc đăng ký kết hôn giữa người nướcngoài với nhau được thực hiện theo đơn yêu cầu của đương sự tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đăng ký thường trú của bênnam hoặc bên nữ nếu cả hai bên nam, nữ không có đăng ký thường trú tại ViệtNam, thì việc đăng ký kết hôn được thực hiện tại yban nhân dân cấptỉnh, nơi một trong hai bên có đăng ký tạm trú.

2.Hồ sơ xin đăng ký kết hôn phải được lập thành 02 bộ, nộp cho Sở Tư pháp; mỗi bộgồm các giấy tờ sau đây:

a)Tờ khai đăng ký kết hôn (theo mẫu quy định) của bên nam và bên nữ.

b)Bản sao Giấy khai sinh hoặc giấy tờ xác nhận về ngày, tháng, năm sinh của bênnam và bên nữ;

c)Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là côngdân về việc người đó có đủ điều kiện kết hôn và được phép đăng ký kết hôn tạiViệt Nam.

Trongtrường hợp người nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc đã sinh sống liên tụctại Việt Nam từ trước khi đủ 18 tuổi mà vì lý do khách quan không có được cácgiấy xác nhận của nước ngoài quy định tại điểm b và điểm c trên đây, thì có thểthay thế bằng giấy xác nhận của y ban nhân dân cấp xã, nơi ngườiđó thường trú.

Giấytờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự,dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luậtViệt Nam.

3.Việc đăng ký kết hôn giữa người nước ngoài với nhau bị từ chối, nếu thuộc mộttrong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đìnhViệt Nam.

D. ĐĂNG KÝ VIỆC THAY ĐỔI, CẢI CHÍNH HỘ TỊCH, XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘCCHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NUỚC NGOÀI

Việcđăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc cho người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 79, Điều 80 và Điều81 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc cho ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đươngsự đã đăng ký khai sinh trước đây.

2.Người xin thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc về nguyên tắc phảixuất trình bản chính Giấy khai sinh; nếu đã mất bản chính Giấy khai sinh, thìcó thể thay thế bằng bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc được cấp chưa quá 3tháng.

3.Trong trường hợp người con xin thay đổi họ từ họ của cha sang họ của mẹ hoặcxác định lại dân tộc từ dân tộc của cha sang dân tộc của mẹ, hoặc ngược lại,thì phải có ý kiến đồng ý của cả cha và mẹ.

4.Trong trường hợp đương sự không thể về nước để trực tiếp làm thủ tục xin thayđổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, thì có thể ủy quyền bằng văn bảncho thân nhân ở trong nước thực hiện.

Vănbản ủy quyền phải nêu rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi thường trú, Hộchiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế của người ủy quyền và người được ủy quyền;nội dung ủy quyền; lý do ủy quyền; quan hệ giữa người ủy quyền với người đượcủy quyền. Văn bản ủy quyền phải có xác nhận của Cơ quan đại diện ngoại giaohoặc Cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước mà công dân Việt Nam đang định cư.Nếu là người gốc Việt Nam, thì có thể lấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyềncủa nước mà đương sự hiện là công dân; trong trường hợp này văn bản ủy quyềnphải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được côngchứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đ. ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ QUÁ HẠN VÀ ĐĂNG KÝ LẠI CÁC VIỆCSINH, TỬ, KẾT HÔN, NUÔI CON NUÔI CHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

Việcđăng ký khai sinh, khai tử quá hạn, đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nuôicon nuôi (sau đây gọi là đăng ký quá hạn, đăng ký lại) cho người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 86 đến Điều91 của Nghị định.

1.Thẩm quyền đăng ký quá hạn quy định tại Điều 86 và đăng ký lại quy định tạiĐiều 89 của Nghị định được thực hiện như sau:

Đốivới việc đăng ký quá hạn: Đăng ký quá hạn việc sinh, tử xảy ra tại Việt Nam củangười Việt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi xảy ra sự kiện sinh, tử đó.

Đốivới việc đăng ký lại: Đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi của ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài được thực hiện tại yban nhân dân cấptỉnh mà trong địa hạt của tỉnh đó đương sự trước đây đã đăng ký việc sinh, tử,kết hôn, nuôi con nuôi, hoặc nơi thường trú của người đó trước khi xuất cảnh.

2.Trong trường hợp đăng ký quá hạn hoặc đăng ký lại việc sinh của người gốc ViệtNam (đã thôi (mất) quốc tịch Việt Nam), thì trong Giấy khai sinh vẫn phải ghiquốc tịch Việt Nam. Nếu đương sự xuất trình giấy tờ chứng minh về việc đã thôi(mất) quốc tịch Việt Nam, thì ghi chú việc đó vào mặt sau của Giấy khai sinh.

3.Trong trường hợp đương sự không thể về nước để trực tiếp làm thủ tục xin đăngký quá hạn việc sinh, tử hoặc đăng ký lại việc sinh, tử, thì có thể ủy quyềncho thân nhân trong nước thực hiện. Việc ủy quyền phải tuân theo quy định tạiđiểm D.4 Mục II của Thông tư này.

Khôngchấp nhận việc ủy quyền thực hiện đăng ký lại việc kết hôn, nhận nuôi con nuôi.

E. GHI VÀO SỔ CÁC THAY ĐỔI VỀ HỘ TỊCH ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI CƠ QUAN CÓTHẨM QUYỀN CỦA NƯƠC NGOÀI

Việcghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch do kết hôn, nuôi con nuôi, ly hôn, chấm dứtnuôi con nuôi của công dân Việt Nam đã được đăng ký hoặc giải quyết tại cơ quancó thẩm quyền của nước ngoài (sau đây gọi là ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịchở nước ngoài) được thực hiện theo các quy định tại Điều 83, Điều 84 và Điều 85của Nghị định.

1.Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ởnước ngoài:

a)Về nước để thường trú, bao gồm cả những người thuộc diện hồi hương;

b)Đã đăng ký việc kết hôn, nuôi con nuôi trước đây ở trong nước;

c)Các trường hợp khác có yêu cầu thực hiện tại Việt Nam các việc về hộ tịch mà cóliên quan đến sự thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài.

Trongtrường hợp đương sự yêu cầu ghi vào sổ về việc ly hôn, chấm dứt nuôi con nuôimà việc kết hôn, nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ tại Việt Nam, thìđương sự phải làm thủ tục ghi vào sổ việc kết hôn, nuôi con nuôi trước, sau đómới giải quyết yêu cầu ghi vào sổ việc ly hôn hoặc chấm dứt nuôi con nuôi.

2.Thẩm quyền ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài quy định tại Điều 83của Nghị định được thực hiện như sau:

a)y ban nhân dân cấp tỉnh mà trong địa hạt của tỉnhđó trước đây đương sự đã đăng ký việc kết hôn hoặc nhận nuôi con nuôi, thựchiện việc ghi vào sổ việc ly hôn hoặc chấm dứt việc nuôi con nuôi ở nước ngoài.

b)y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đương sự có đăng ký hộ khẩuthường trú, thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài; nếuđương sự không có hoặc chưa có đăng ký hộ khẩu thường trú, nhưng có đăng ký hộkhẩu tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ khẩu, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đương sự đăng ký hộ khẩu tạmtrú, thực hiện.

Trongtrường hợp đương sự sinh sống ở nước ngoài (không thường trú tại Việt Nam), thìy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi đương sự đăng ký hộ khẩu thườngtrú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ở nướcngoài.

3.Hồ sơ xin ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch nước ngoài phải được lập thành 02bộ, nộp cho Sở Tư pháp; mỗi bộ gồm các giấy tờ sau đây:

a)Đơn xin ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch nước ngoài (theo mẫu quy định);

b)Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế còn giá trị sử dụng;

c)Bản sao giấy tờ hộ tịch cần ghi vào sổ (như giấy chứng nhận kết hôn, Quyết địnhcông nhận nuôi con nuôi, Bản án/Quyết định ly hôn, chấm dứt nuôi con nuôi) cóchứng thực của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Các giấy tờ này phải đượchợp pháp hóa lãnh sự, dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được công chứng theoquy định của láp luật Việt Nam.

Trongtrường hợp đương sự không thể về nước để trực tiếp làm thủ tục xin ghi vào sổcác thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài, thì có thể ủy quyển cho thân nhân ở trongnước thực hiện. Việc ủy quyền phải tuân theo quy định tại điểm D.4 Mục II của Thông tư này.

Saukhi kiểm tra, nếu thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp có báo cáo gửi Bộ Tưpháp, kèm theo 01 bộ hồ sơ.

4.Việc ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài chỉ được thực hiện sau khicó ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tư pháp gửi yban nhân dân cấptỉnh.

5.Khi ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài, cần lưu ý một số điểm sauđây:

a)Việc kết hôn và ly hôn được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn; việc nhận nuôi con nuôivà chấm dứt việc nuôi con nuôi được ghi vào Sổ đăng ký nhận nuôi con nuôi;

b)Việc ly hôn được ghi vào sổ đã đăng ký việc kết hôn trước đây; việc chấm dứtnuôi con nuôi được ghi vào sổ đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây;

c)Các việc hộ tịch trước đây chưa được đăng ký tại Việt Nam, thì ghi vào sổ mới.

6.Ngay sau khi ghi vào sổ các thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài, Sở Tư pháp thôngbáo bằng văn bản cho y ban nhân dân cấp xã, nơi đương sự đăng ký hộ tịch trướcđây hoặc nơi đương sự thường trú, hoặc tạm trú có thời hạn, để ghi chú tiếpviệc thay đổi về hộ tịch ở nước ngoài.

7.Việc ghi chú vào sổ đăng ký hộ tịch ở trong nước các giấy tờ về hộ tịch do Cơquan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp theoquy định tại khoản 2 Điều 82 của Nghị định được thực hiện như sau:

Côngdân Việt Nam về nước để thường trú, bao gồm cả những người thuộc diện hồi hương,có các giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của ViệtNam ở nước ngoài cấp, phải xuất trình cho y ban nhân dân cấp xã, nơi đăngký hộ khẩu thường trú, để ghi chú vào sổ hộ tịch. Khi ghi vào sổ, phải ghi theođúng nội dung của giấy tờ hộ tịch do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnhsự Việt Nam ở nước ngoài cấp.

Quyđịnh về hợp pháp hóa lãnh sự tại các điểm A.2, C.2, D.4 và E.3 Mục II của Thông tư này không áp dụngđối với các giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của nước đã ký kết với Nhà nướcta điều ước quốc tế, trong đó có quy định về miễn hợp pháp hóa lãnh sự.

III. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ GIẤY TỜ HỢP LỆ THAY THẾ

1.Trong trường hợp không có Sổ hộ khẩu gia đình theo quy định tại các Điều 23,34, 36, 43, 46, 48, 49, 53 và 65 của Nghị định, thì Giấy đăng ký tạm trú cóthời hạn hoặc giấy xác nhận cư trú của cơ quan công an được coi là giấy tờ hợplệ thay thế Sổ hộ khẩu gia đình.

Riêngtrong trường hợp đăng ký kết hôn tại nơi thường trú của cha, mẹ bên nam hoặcbên nữ theo quy định tại điểm B MụcI của Thông tư này, thì Sổ hộkhẩu gia đình của cha, mẹ được coi là giấy tờ hợp lệ thay thế Sổ hộ khẩu giađình của bên nam hoặc bên nữ.

2.Trong trường hợp không có Hộ chiếu theo quy định tại các Điều 69, 72, 80, 85,87 và 90 của Nghị định, thì Giấy thông hành được coi là giấy tờ hợp lệ thay thếHộ chiếu.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

A. CÁNBỘ HỘ TỊCH -TƯ PHÁPCẤP XÃ

Việccử cán bộ hộ tịch - tư pháp giúp y ban nhân dân cấp xã thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quản lý hộ tịch phải theo đúng các tiêuchuẩn quy định tại Điều 13 của Nghị định. Riêng đối với tiêu chuẩn đã tốtnghiệp phổ thông trung học trở lên, ở các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, cókhó khăn về nguồn cán bộ, thì có thể tạm thời cử người đã tốt nghiệp phổ thôngtrung học cơ sở, nhưng phải có kế hoạch đào tạo tiếp, để đạt trình độ văn hóatheo quy định.

B. BIỂUMẪU, SỔ SÁCH HỘ TỊCH

Đốivới biểu mẫu, sổ sách hộ tịch do Bộ Tư pháp thống nhất in và phát hành theo quyđịnh tại Quyết định số 1203/QĐ-TP/HT ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Bộ trưởng BộTư pháp, thì trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Sở Tư pháp phải gửi dự trù cho BộTư pháp về số lượng các loại biểu mẫu, sổ sách hộ tịch cho năm sau để Bộ Tưpháp có kế hoạch in và cung cấp kịp thời. Các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cótrách nhiệm phân phối kịp thời, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về biểu mẫu, sổ sáchhộ tịch cho y ban nhân dân cấp xã thuộc tỉnh, huyện mình.

Đốivới biểu mẫu, sổ sách hộ tịch Bộ Tư pháp chỉ quản lý về mặt nội dung, thì cácSở Tư pháp căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tư pháp để in và phát hành kịp thời chocác cơ quan đăng ký hộ tịch trong tỉnh.

Cánbộ hộ tịch của Sở Tư pháp và y ban nhân dân cấp xã khi đăng kýhộ tịch không được tiếp nhận biểu mẫu do đương sự tự mang đến.

SởTư pháp, Phòng Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan thựchiện việc kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức lưu hànhcác biểu mẫu hộ tịch trái với quy định của Bộ Tư pháp.

C. CHẾ ĐỘ LƯU TRỮ SỔ SÁCH, HỒ SƠ HỘ TỊCH

1.Lưu trữ sổ sách hộ tịch

a)Sổ đăng ký hộ tịch là tài liệu gốc, là căn cứ pháp lý để phục vụ cho công táctra cứu, sao lục, cấp giấy tờ chứng nhận về tình trạng nhân thân của cá nhânkhi cần thiết, do đó phải được lưu giữ, bảo quản lâu dài, tuyệt đối không đượclàm hư hỏng, mất mát.

b)Về nguyên tắc, việc khóa sổ đăng ký hộ tịch phải được thực hiện vào ngày 31tháng 12 hàng năm. Căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng sổ ở mỗi địa phương,Giám đốc Sở Tư pháp có thể cho phép việc sử dụng tiếp cho năm sau đối với loạisổ sách mà năm trước chưa sử dụng hết l/2 sổ. Việc sử dụng tiếp không được kéodài quá một năm.

c)Việc lưu trữ sổ đăng ký hộ tịch được thực hiện như sau:

Đốivới sổ sách hộ tịch do y ban nhân dân cấp xã đăng ký:

Ngaysau ngày khóa sổ, y ban nhân dân cấp xã phải làm thủ tục đưa vào lưu giữ 01quyển tại cơ quan mình; quyển thứ hai chuyển cho yban nhân dân cấphuyện (qua Phòng Tư pháp) trước ngày 15 tháng 01 để gửi lưu tại Sở Tư pháp.

y ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, tập hợpđầy đủ sổ đăng ký hộ tịch của y ban nhân dân cấp xã của huyệnmình và chuyển về Sở Tư pháp trước ngày 31 tháng 01.

Ngaysau khi nhận được sổ đăng ký hộ tịch của y ban nhân dân cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện chuyển đến, Sở Tư pháp phải làmthủ tục đưa vào lưu trữ.

Đốivới sổ sách hộ tịch do y ban nhân dân cấp tỉnh đăng ký.

Ngaysau ngày khóa sổ, Sở Tư pháp phải làm thủ tục đưa vào lưu trữ tại cơ quan mình.

2.Lưu trữ hồ sơ hộ tịch.

Hồsơ hộ tịch là toàn bộ những giấy tờ đương sự đã nộp khi đăng ký hộ tịch.

Đểphục vụ việc tra cứu, sử dụng khi cần thiết, thì hồ sơ đăng ký hộ tịch phải đượclưu trữ, bảo quản tại cơ quan đã đăng ký việc hộ tịch đó trong thời hạn 5 năm.Việc lưu trữ tiếp theo sau thời hạn 5 năm được thực hiện theo quy định chungcủa Nhà nước về lưu trữ.

D. CẤP BẢN SAO CÁC GIẤY TỜ HỘ TỊCH TỪ SỔ GỐC

1.Việc cấp bản sao các giấy tờ về hộ tịch phải căn cứ vào sổ gốc.

2.Cơ quan nào cấp bản chính giấy tờ về hộ tịch, thì cơ quan đó cấp bản sao từ sổgốc, trừ trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em tại nơi sinh quy định tại điểmA.l Mục I của Thông tư này.

Trongtrường hợp y ban nhân dân cấp xã không còn lưu trữ được sổ gốc đăngký hộ tịch, thì y ban nhân dân cấp tỉnh, nơi lưu trữ sổ gốc cấp bản sao.

3.Khi cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ gốc, cần chú ý các điểm sau đây:

Nộidung ghi trong bản sao phải theo mẫu của bản sao hiện hành;

Nhữngnội dung bản sao hiện hành có, nhưng sổ gốc không có, thì để trống; những nộidung sổ gốc có, những bản sao không có, thì không ghi.

Đ. CHẾĐỘ THỐNG KÊ BÁO CÁO

Sốliệu thống kê hộ tịch có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế xã hội của Nhà nước, cũng như của địa phương, là căn cứ để hoạchđịnh chính sách phát triển dân số và kế hoạch hóa gia đình. Việc thực hiện chếđộ thống kê báo cáo số liệu hộ tịch định kỳ 6 tháng và hàng năm theo quy địnhcủa Nghị định là bắt buộc đối với y ban nhân dân các cấp, Cơ quan tưpháp các cấp có trách nhiệm giúp y ban nhân dân thực hiện nhiệm vụnày theo hướng dẫn như sau:

1.Nội dung báo cáo phải thể hiện đầy đủ, thực chất tình hình đăng ký hộ tịch,công tác quản lý hộ tịch tại địa phương mình, đồng thời nêu rõ những khó khăn,vướng mắc phát sinh và những kiến nghị (nếu có) đối với việc bổ sung, sửa đổipháp luật về đăng ký hộ tịch.

Kèmtheo báo cáo có biểu Báo cáo thống kê số liệu đăng ký hộ tịch (theo mẫu quyđịnh). Số liệu thống kê kèm theo báo cáo 6 tháng được tính từ ngày 01 tháng lđến hết ngày 30 tháng 01 số liệu thống kê kèm theo báo cáo hàng năm được tínhtừ ngày 01 tháng l đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó. Số liệu báo cáo phảiđảm bảo là số thực, không lệ thuộc vào chỉ tiêu, nhất là số liệu đăng ký khaisinh. y ban nhân dân cấp trên không điều chỉnh số liệu do Ủy ban nhân dân cấp dưới báo cáo.

2.Thời hạn gửi báo cáo của y ban nhân dân các cấp được quy định như sau:

Đốivới y ban nhân dân cấp xã, báo cáo 6 tháng đầu năm phải gửicho y ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Tư pháp) trước ngày10 tháng 7; báo cáo hàng năm phải gửi trước ngày 15 tháng 01 của năm sau;

Đốivới y ban nhân dân cấp huyện, báo cáo 6 tháng đầu năm phảigửi cho y ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 31tháng 7; báo cáo hàng năm phải gửi trước ngày 31 tháng 01 của năm sau;

Đốivới ỦV ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo6 tháng đầu năm phải gửi cho Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 8; báo cáo hàng nămphải gửi trước ngày 01 tháng 3 của năm sau.

V. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

Việcgiải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng củacông dân, cơ quan, tổ chức, góp phần tăng cường, củng cố chất lượng và phẩmchất của đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch từ trung ương đến cơ sở. Cơ qnannhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện để công dân, cơ quan, tổchức thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của họ theo đúng quy định của pháp luậtvề khiếu nại, tố cáo.

A. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Căncứ khoản 1 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 của Luật Khiếu nại, tố cáo, thì trong lĩnhvực hộ tịch, công dân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại quyết định từ chốiđăng ký hộ tịch, khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâmphạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Thẩmquyền và thời hạn giải quyết khiếu nại được thực hiện như sau:

1.Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết khiếu nại củacông dân, tổ chức đối với những quyết định từ chối đăng ký hộ tịch của mình.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải thụ lý để giải quyết và thôngbáo bằng văn bản cho người khiếu nại biết; trong trường hợp không thụ lý thìcũng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại Điều 36của Luật Khiếu nại, tố cáo, mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngàynhận được quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mà người khiếu nại không đồng ý,thì đương sự có quyền khiếu nại lên Chủ tịch yban nhân dân cấphuyện hoặc khởi kiện hành chính tại tòa án theo quy định của pháp luật. Đối vớikhu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện đi lại quá khó khăn, thì thờihạn nói trên được kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

2.Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết khiếu nạimà Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã đã giải quyết nhưng còn có khiếunại.

Trongtrường hợp này, người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo bản sao quyết định giảiquyết khiếu nại của Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã và các tàiliệu liên quan (nếu có) cho Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện.

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải thụ lý để giải quyết vàthông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã giải quyết khiếu nại trước đó;trong trường hợp không thụ lý để giải quyết thì cũng phải thông báo bằng vănbản và nêu rõ lý do.

Trongthời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết theo quy định tại Điều 43của Luật Khiếu nại, tố cáo mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngàynhận được quyết định giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý, thìcó quyền tiếp tục khiếu nại đến Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh.

3,Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại của công dân, tổ chức vềviệc cán bộ hộ tịch thuộc Sở Tư pháp từ chối đăng ký hộ tịch.

Thờihạn thông báo cho người khiếu nại và giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Tưpháp được thực hiện như của y ban nhân dân cấp tỉnh.

4.Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết khiếu nạitrong các trường hợp sau đây:

a)Đối với quyết định từ chối đăng ký hộ tịch của yban nhân dân cấptỉnh.

b)Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về hộ tịch của Giám đốc Sở Tư pháp nhưngcòn khiếu nại; quyết định của Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh là quyếtđịnh cuối cùng.

c)Đối với quyết định giải quyết khiếu nại về hộ tịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhưng còn có khiếu nại; quyếtđịnh của Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng.

Trongthời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thụ lý để giải quyết vàthông báo bằng văn bản cho người khiếu nại. Đối với những khiếu nại đã được Chủtịch y ban nhân dân cấp huyện giải quyết, nhưng còn có khiếunại, thì phải thông báo bằng văn bản về việc khiếu nại tiếp theo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện biết. Trường hợp không thụ lý đểgiải quyết, thì cũng phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thờihạn giải quyết khiếu nại tại y ban nhân dân cấp tỉnh không quá30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại (đối với khiếu nại lần đầu) vàkhông quá 45 ngày (đối với khiếu nại lần tiếp theo).

5.Bộ Tư pháp thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếunại lần đầu của Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh nhưng còn có khiếu nại quyết địnhcủa Bộ trưởng Bộ Tư pháp là quyết định cuối cùng.

B. GIẢIQUYẾT TỐ CÁO

Căncứ khoản 2 Điều 1 và khoản 5 Điều 2 của Luật Khiếu nại, tố cáo, thì trong lĩnhvực hộ tịch, công dân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền về hành vi trái pháp luật của cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc cán bộ hộ tịchgây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của chính mình haycủa người khác.

Thẩmquyền và thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện như sau:

Ngườitố cáo phải gửi đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật. Trong đơn tố cáo phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, nội dung tố cáo.Trong trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp, thì người có trách nhiệmtiếp nhận việc tố cáo và phải ghi rõ nội dung tố cáo, họ tên, địa chỉ của ngườitố cáo; bản ghi nội dung tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại, nghe lại và kýxác nhận.

Nếulà đơn tố cáo cán bộ hộ tịch có vi phạm pháp luật trong việc đăng ký hộ tịch,thì người đứng đầu cơ quan hộ tịch có trách nhiệm giải quyết.

Nếulà đơn tố cáo người đứng đầu cơ quan đăng ký hộ tịch có vi phạm pháp luật trongviệc đăng ký hộ tịch, thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp của cơ quanđăng ký hộ tịch đó có trách nhiệm giải quyết.

Chậmnhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếpnhận tố cáo phải thụ lý để giải quyết; trong trường hợp tố cáo không thuộc thẩmquyền giải quyết của mình, thì phải chuyển cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyềngiải quyết và thông báo bằng văn bản cho người tố cáo biết.

Trongtrường hợp cấp thiết, cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo phải thông báongay cho cơ quan có trách nhiệm để áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vivi phạm pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho người tốcáo khi họ có yêu cầu.

Thờihạn giải quyết tố cáo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đốivới vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn, nhưng khôngquá 90 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết.

Cơquan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo và giải quyết tố cáo phải giữ bí mậtcho người tố cáo; không được tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáovà các thông tin khác có hại cho người tố cáo.

Thẩmquyền giải quyết tố cáo phải tuân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tốcáo. Căn cứ vào Luật Khiếu nại, tố cáo, Bộ Tư pháp tạm thời hướng dẫn một sốnội dung như sau:

1.Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã thụ lý và giải quyết đơn tố cáo củacông dân đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của cánbộ hộ tịch - tư pháp cấp xã.

2.Chủ tịch y ban nhân dân cấp huyện thụ lý và giải quyết đơn tố cáocủa công dân đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của cácthành viên y ban nhân dân cấp xã được phân công phụ trách công táchộ tịch.

3.Giám đốc Sở Tư pháp thụ lý và giải quyết đơn tố cáo của công dân đối với nhữnghành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của các cán bộ thuộc Sở Tưpháp được giao phụ trách công tác hộ tịch.

4.Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh thụ lý và giải quyết đơn tố cáocủa công dân đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch củacác thành viên trong ban lãnh đạo Sở Tư pháp được giao phụ trách công tác hộtịch.

5.Bộ Tư pháp thụ lý và giải quyết đơn tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật tronglĩnh vực hộ tịch của các thành viên y ban nhân dân cấp tỉnh được giaophụ trách công tác hộ tịch.

VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 1999.

2.Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những việc mới, cáccơ quan liên quan, y ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp có công văn gửi Bộ Tưpháp để có văn bản hướng dẫn./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6434&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận