Văn bản pháp luật: Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH

Nguyễn Thị Hằng
Toàn quốc
Công báo đện tử;
Thông tư 14/1999/TT-BLĐTBXH
Thông tư
Hết hiệu lực toàn bộ
03/06/1999
18/05/1999

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng

Bộ trưởng
1.999
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Toàn văn

bộ lao động - thưng binh

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi

đối với người lao động làm các công việc sản xuất cótính thời vụ

và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng

 

Thihành Nghị định số 10/1999/NĐ-CP ngày 1/3/1999 của Chính phủ về việc bổ sungNghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ "qui định chi tiết và hướngdẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờnghỉ ngơi", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và hướng dẫn thựchiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm cáccông việc sản xuất có tính thời vụ và gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàngnhư sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG

1.Phạm vi áp dụng bao gồm các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh sau:

Cácdoanh nghiệp Nhà nước;

Cácdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khucông nghiệp, khu công nghệ cao;

Cácdoanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác và các tổ chức cá nhân có sử dụnglao động.

2.Đối tượng áp dụng bao gồm người có hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 nămđến 3 năm và hợp đồng lao động không xác định thời hạn làm các công việc sau:

Cáccông việc sản xuất có tính thời vụ như: thu hoạch, chế biến các sản phẩm nông -lâm - ngư nghiệp, đòi hỏi phải thu hoạch ngay hoặc sau khi thu hoạch phải chếbiến ngay không để lâu dài được;

Cáccông việc gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng thường phụ thuộc vào thờiđiểm các chủ hàng yêu cầu.

II. THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI.

1.     Thờigiờ làm việc của các đối tượng trên được quy định như sau:

2.     Xácđịnh số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày như sau:

3.     Tínhquỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:

TQ = [365-( Tt+ TP + TL )] x tn (giờ)

TQ:Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm của người lao động;

Tt:Tổng số ngày nghỉ hàng tuần, được xác định theo quy định tại điều 72 của BộLuật Lao động;

TP:Số ngày nghỉ hàng năm, được xác định theo quy định tại điều 74, 75 của Bộ LuậtLao động; điểm 3, mục II của thông tư số 07/LĐTBXH-TT ngày 11/4/1995;

TL:Số ngày nghỉ lễ: 8 ngày;

tn:Số giờ làm việc trong một ngày: 8 giờ; riêng đối với người lao động làm cácnghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 6 giờ.

Ví dụ1:Công ty A có quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc năm 1999 như sau:

Số ngày tính theo dương lịch

:

 

365

Tổng số ngày nghỉ hàng tuần 

:

Tt =

52

Số ngày nghỉ hàng năm

:

Tp =

15

Số ngày nghỉ lễ

:

TL =

8

Số giờ làm việc bình quân trong ngày

:

tn =

8 giờ

TQ =[365- (52+15+8)]x8 = 2320 giờ

Xácđịnh số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày.

Căncứ vào quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm (TQ) đã tính ởtrên, người sử dụng lao động xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày củangười lao động theo các trường hợp sau:           

1.Ngày làm việc bình thường: 8 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề,công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là 6 giờ;

2.Ngày làm việc nhiều hơn 8 giờ nhưng không quá 12 giờ; riêng đối với người laođộng làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nhiềuhơn 6 giờ nhưng không quá 9 giờ. Thời giờ làm việc quá 8 giờ/ngày (hoặc 6giờ/ngày đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độchại, nguy hiểm) không tính là thời giờ làm thêm;

3.Ngày làm việc ít hơn 8 giờ nhưng không ít hơn 4 giờ. Người sử dụng lao độngkhông phải trả lương ngừng việc cho số giờ chênh lệch so với số giờ làm việcbình thường. Không bố trí lao động làm việc ít hơn 4 giờ;

4.Cho nghỉ trọn ngày và không phải trả lương ngừng việc.

Tổngsố giờ làm việc nói ở điểm b này (gồm cả thời giờ được tính là thời giờ làmviệc có hưởng lương theo quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động) không vượtquá quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm. Đối với từng người lao động cụthể, người sử dụng lao động phải bố trí cho họ nghỉ về việc riêng có hưởng lương,nghỉ cho con bú và các chế độ nghỉ khác mà thực tế họ được hưởng theo đúng quyđịnh hiện hành của Bộ Luật Lao động.

Sốgiờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đã được xác định mà không bố trí cho ngườilao động làm việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc.

Vídụ 2: Xác định số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày của công ty A:

Tháng

Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày

Số ngày làm việc trong tháng

Tổng số giờ làm việc

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

8

25

200

Nghỉ 1 ngày tết dương lịch

2

8

20

160

Nghỉ 4 ngày tết âm lịch

3

8

27

216

 

4

12 giờ từ thứ hai đến thứ sáu của tuần thứ 2

11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu của các tuần khác

8 giờ vào thứ bảy hàng tuần

25

268

Nghỉ ngày chiến thắng

5

9 giờ từ thứ hai đến thứ sáu

8 giờ vào thứ bảy

25

221

Nghỉ ngày Quốc tế lao động

6

8

15

120

11 ngày nghỉ hàng năm

7

7

23

161

4 ngày nghỉ hàng năm

8

7

17

119

Nghỉ trọn 9 ngày

9

6

25

150

Nghỉ ngày Quốc khánh

10

11 giờ từ thứ hai đến thứ sáu

8 giờ vào thứ bảy

26

271

 

11

9 giờ từ thứ hai đến thứ sáu của 2 tuần đầu tháng

8 giờ vào các ngày làm việc khác trong tháng

26

218

 

12

8

27

216

 

Tổng

 

 

2320

 

1.2. Thời giờ làm thêm

Sốgiờ làm việc của người lao động vượt quá số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày đượcxác định tại điểm b mục 1.1 ở trên thì được tính là giờ làm thêm.

Tổngsố giờ tiêu chuẩn làm việc và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờhoặc không quá 9 giờ đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc biệtnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Vídụ 3: theo ví dụ 2 nói trên, do yêu cầu đột xuất, tháng 4 công ty A phải làmthêm giờ. Công ty A có thể tổ chức thực hiện như sau:

Từthứ hai đến thứ sáu của tuần thứ 2 không được tổ chức làm thêm giờ;

Từthứ hai đến thứ sáu của các tuần khác được tổ chức làm thêm tối đa 1 giờ;

Thứbảy hàng tuần được tổ chức làm thêm tối đa 4 giờ.

Tổngsố giờ làm thêm trong một năm không quá 200 giờ/1người.

2. Thời giờ nghỉ ngơi:

2.1.Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày quá 8 giờ được tính để nghỉ bù hoặc giảmgiờ vào những ngày khi hết thời vụ hoặc khi chưa có đơn đặt hàng gia công xuấtkhẩu;

2.2.Trong những tháng thời vụ hay những tháng phải gấp rút gia công hàng xuất khẩutheo đơn đặt hàng, nếu không thực hiện được nghỉ hàng tuần thì người sử dụnglao động phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4 ngày nghỉ cho người lao động;

2.3.Chế độ nghỉ trong ca, nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển tiếp giữa hai ca đối với ngườilao động thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Luật Lao động; trong trườnghợp người lao động làm việc trong ngày trên 10 giờ, người sử dụng lao động phảibố trí cho nghỉ thêm ít nhất 30 phút được tính vào giờ làm việc;

2.4.Người sử dụng lao động tổ chức bố trí để người lao động được nghỉ hoặc nghỉ bùcác ngày lễ, tết và tổ chức thực hiện những ngày nghỉ hàng năm, nghỉ việc riêngvà các ngày nghỉ khác đối với người lao động theo qui định hiện hành của BộLuật Lao động.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1.Người sử dụng lao động có trách nhiệm:

Căncứ vào quy định tại Thông tư này, người sử dụng lao động thống nhất với banchấp hành công đoàn cơ sở về kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơitrong năm và đưa vào thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động. Biểu thờigiờ làm việc từng tháng phải được thông báo và niêm yết công khai tới các phânxưởng, tổ, đội sản xuất có liên quan; trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập tổchức công đoàn thì kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong nămphải được thông qua tại hội nghị công nhân viên chức của doanh nghiệp, cơ sởsản xuất kinh doanh;

Ngườisử dụng lao động có trách nhiệm thỏa thuận với người lao động về phương thứctrả lương theo thời vụ hoặc trả đều vào các tháng trong năm;

Hàngnăm, các doanh nghiệp có nhu cầu làm việc theo quy định của Thông tư này, phảiđăng ký với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương theo mẫu kèm theo. SởLao động - Thương binh và Xã hội có thể uỷ quyền cho Ban quản lý các khu côngnghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận bản đăng ký kế hoạchthời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các doanh nghiệp trong khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và tổng hợp gửi Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội.

2.Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương có trách nhiệm hướng dẫnthực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; tiếpnhận đăng ký và tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện.

3.Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trìnhthực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội để giải quyết./.

 

 Bộ, ngành, địa phương

Mẫu kèm theo Thông tư số: 14/1999/TT-BLĐTBXH, ngày 18 tháng 5 năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Đăng ký kế hoạch Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

năm......................

 

Tên doanh nghiệp:

Loại hình sản xuất kinh doanh:

Nghề, công việc sản xuất theo thời vụ, hoặc gia công xuất khẩu:

1. Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm.......... của một ngườilao động bình thường:

                                                TQ                =

2. Kế hoạch số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày:

Tháng

Số giờ tiêu chuẩn làm việc hàng ngày

Số ngày làm việc trong tháng

Tổng số giờ làm việc

Ghi chú

1

2

3

4

5

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

....

 

 

 

 

10

 

 

 

 

11

 

 

 

 

12

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Đại diện công đoàn

(Ký tên - Đóng dấu)

Ngày tháng năm 199

Người sử dụng lao động

(Ký tên - Đóng dấu)

 


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=6803&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận