Văn bản pháp luật: Thông tư liên tịch 223/TT-LB

Tô Tử Hạ
Toàn quốc
Công báo điện tử;
Thông tư liên tịch 223/TT-LB
Thông tư liên tịch
Hết hiệu lực toàn bộ
08/05/1996
22/06/1996

Tóm tắt nội dung

Hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hưu do sắp xếp tổ chức và nhân sự

Phó Trưởng ban
1.996
Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ

Toàn văn

THôNG Tư

THÔNG TƯ

CỦA BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ LAO ĐỘNG TBXH - BỘ TÀI CHÍNH

Hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hưu do sắp xếp tổ chức và nhân sự

Thi hành Nghị định số 29/CP ngày 8-5-1996 của Chính phủ quy định về chế độ nghỉ hưu do sắp xếp tổ chức và nhân sự; Liên Bộ Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ nghỉ hưu do sắp xếp tổ chức và nhân sự như sau:

 

I. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG:

Những cán bộ dân cử, bầu cử của cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã bao gồm những chức danh sau đây:

a. Cán bộ dân cử gồm:

- Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND;

- Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND;

- Thư ký Hội đồng Nhân dân.

- Uỷ viên chuyên trách, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

b. Cán bộ bầu cử của cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể gồm:

Cơ quan Đảng:

- Bí thư, Phó bí thư;

- Uỷ viên thường vụ;

- Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, Uỷ viên uỷ ban kiểm tra;

- Trưởng ban;

- Bí thư, Phó Bí thư đảng uỷ khối cơ quan.

Cơ quan Mặt trận và các đoàn thể:

- Chủ tịch, Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc;

- Chủ tịch, Phó chủ tịch, Bí thư, Phó bí thư các đoàn thể;

- Uỷ viên thường vụ.

II. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HƯU HÀNG THÁNG:

Những đối tượng quy định tại điểm I của Thông tư này do sắp xếp tổ chức và nhân sự trong năm 1996 mà có một trong các điều kiện sau đây được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại điểm a khoản 1, Điều 27 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26-1-1995 của Chính phủ:

1. Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

2. Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH, trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau:

a. Thường xuyên làm việc đủ 15 năm trong các nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nếu đứt quãng thì được cộng dồn;

b. Thường xuyên làm việc đủ 15 năm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, nếu đứt quãng thì được cộng dồn;

c. Thời gian công tác đủ 10 năm ở miền Nam, ở Lào trước ngày 30-4-1975, ở Căm-pu-chia trước ngày 31-8-1989 (nếu công tác ở 2 hoặc 3 địa bàn này thì được cộng dồn để tính).

Người có đủ 2 hoặc 3 trường hợp nêu trong các điểm a, b, c, thì chỉ tính một trường hợp có lợi nhất để tính để thực hiện giảm tuổi đời nghỉ hưu theo khoản 2 Điều 1.

III. QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG:

Người có đủ điều kiện quy định trên đây được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 27 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ:

Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH như sau:

Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH tính thêm 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa bằng 75% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH.

Ngoài lương hưu hàng tháng đối với người nghỉ hưu theo NĐ số 29/CP ngày 8-5-1996 của Chính phủ còn được hưởng quyền lợi như đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng nói chung quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP của Chính phủ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 8-5-1996 đến hết 31-12-1996. Những cán bộ dân cử nhiệm kỳ 1989-1994 thôi giữ chức vụ dân cử, nay do nhu cầu sắp xếp tổ chức nhân sự cũng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mức đề nghị phản ánh về Liên bộ để nghiên cứu giải quyết./.


Nguồn: vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-thuoctinh.aspx?ItemID=9187&Keyword=


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận