Cuộc Đời - Vở Kịch Chỉ Diễn Một Lần Chương 3

Chương 3
Thời gian là báu vật, không thể lấy lại được

Thứ quí giá nhất của con người không phải là cuộc sống mà là thời gian. Bởi vì cuộc sống được tạo thành bởi thời gian.                                                                 

Lyubishchev (Nga)

Sự cố gắng có thể bù đắp những thiếu hụt bẩm sinh;

Thời gian có thể chữa lành vết thương trong tâm hồn;

Đối với một người có ý chí, thời gian là thứ quí báu nhất, giá trị nhất;

Phải tận dụng từng giây, từng phút để học hỏi thì mới có thể trở thành người có ích.

Ai trân trọng thời gian nhất?

Chắc hẳn, mọi người đểu biết cuộc chạy thi của rùa và thỏ trong câu chuyện ngụ ngôn nổi tiếng “ Thỏ và Rùa”. Thỏ do vốn chạy rất nhanh, vì quá tự tin vào khả năng của mình nên không hể lo lắng cho cuộc thi, đã nằm ngủ một giấc bên đường. Rùa do biết mình vốn chậm chạp nên phải chạy liên tục không ngừng nghỉ, kết quả là rùa đã đạt tới đích và giành thắng lợi trong khi thỏ vẫn còn đang ngủ ngon lành.

Câu chuyện này ngụ ý rằng, sự cố gắng có thể bù đắp những thiếu hụt, yếu kém của bản thân. Trên thực tế, “không sợ chậm, chỉ sợ dừng lại” mới là hàm ý thực sự của câu chuyện ngụ ngôn này. Rất nhiều người đã thành công nhờ chăm chỉ phấn đấu, cũng có rất nhiều người vốn có thể có được những thành tựu cao, nhưng lại lãng phí thời gian vào những việc không có ý nghĩa, từ đó, làm chậm lại các bước dẫn đến thành công.

Trong ngày sinh nhật lần thứ 90 của Bernard Bercnson - một nghệ sĩ lớn của Mỹ, rất đông khách đến chúc mừng ông, có một người bạn hỏi ông rằng: “Thứ quí giá nhất trong cuộc đời của Ngài là gì?”

Ông trả lời không chút đắn đo: “Thứ quí giá nhất của tôi là thời gian. Thậm chí, tôi còn muốn được giống như người ăn mày đứng ở góc phố, cầm chiếc mũ trên tay khẩn cầu người qua đường quyên góp cho tôi chút thời gian họ không dùng đến”.

Đối với chúng ta, thời gian là một kho báu rất đặc biệt,

người nào cũng có nhưng không thể tặng và trao đổi cho

nhau, cũng không thể tích l y, thay thế và càng không thể lấy lại được.

Ông Lí và ông Triệu gần như đồng thời bước chân vào cổng bệnh viện.

Ông Lí bị thương ở cánh tay, còn ông Triệu lại bị thương trong tâm hồn.

Bác sĩ sau khi khám bệnh cho ông Lí liền kê cho ông một đơn thuốc. Ông Lí mang đơn đến hiệu thuốc mua rất nhiều loại thuốc.

Sau khi khám bệnh cho ông Triệu bác sĩ cũng kê cho ông một đơn thuốc. Nhưng ông Triệu không mua được loại thuốc như đơn đã kê. Ông phải nghĩ rất lâu mới hiểu được ý tứ trong đơn thuốc đó.

Vài tháng sau, ông Triệu và ông Lí gặp nhau trên đường. Ông Triệu thấy cánh tay của ông Lí đã phục hồi bình thường bèn hỏi thăm ông Lí đã dùng những thuốc gì. Ông Lí liền kể ra hàng loạt các loại thuốc ông đã dùng.

Ông Lí thấy tinh thần của ông Triệu cũng đã trở lại bình thường nên hỏi thăm xem ông Triệu đã dùng những thuốc gì.

Ông Triệu mỉm cười giơ hai ngón tay lên và nói: “Chỉ hai chữ thôi: thời gian”.

Thấy ông Lí tròn mắt lên nhìn mình ngạc nhiên, ông Triệu liền vội vàng giải thích: “Bác sĩ bảo với tôi rằng, chỉ có thời gian là phương thuốc tuyệt diệu nhất để chữa trị tổn thương trong tâm hồn! Quả nhiên không sai chút nào”.

Trong truyện ngụ ngôn của Aesop cũng có một câu chuyện có ý nghĩa tương tự:

Một con cáo đói khát thấy người chăn cừu bỏ lại trong hốc cây sồi một ít bánh mỳ và thịt, thế là nó liền chui vào và ăn hết đồ ăn.

Nhưng vì đã quá lâu không được ăn, nó đói quá nên đã ăn rất nhanh.

Sau khi ăn xong, nó mới nhận ra rằng, mình đã ăn quá no khiến bụng căng phồng lên, bụng căng đến nỗi nó không thể chui ra khỏi hốc cây được, vì vậy, nó đã khóc rống lên. Lúc đó, một con cáo khác đi ngang qua đó, nó nghe thấy tiếng khóc nên dừng lại hỏi xem đã xảy ra chuyện gì. Sau khi biết được nguyên nhân, con cáo liền khuyên nó: “Cứ ở trong hốc cây chờ đến khi cái bụng nhỏ lại như cũ thì sẽ dễ dàng ra khỏi đó”.

Câu chuyện này cũng nói lên rằng: Thời gian có thể giải quyết được các vấn đế khó khăn. Phương thuốc mà con cáo ăn quá no có thể trông chờ chính là “Thời gian”.

Có một ông lão hơn bảy mươi tuổi đi khám bác sĩ, ông cho bác sĩ biết đường ruột của ông có vấn đề.

“Chuyện đại tiện hàng ngày của cụ vẫn bình thường chứ

ạ? Bác sĩ  hỏi.

Ông lão trả lời: “vẫn rất bình thường, hàng ngày cứ đúng sáu giờ sáng là tôi đại tiện”.

Bác sĩ lại hỏi: “Vậy thì tốt quá, cụ còn gặp vấn đề nào khác không?”

Ông lão đáp: “Vấn đề là: hàng ngày vào bảy giờ sáng tôi cũng tỉnh giấc”.

Khi sai lầm về thời điểm, cho dù có hành động đúng thì cũng vẫn không có hiệu quả. Đối với thời gian, thứ tự vẫn tồn tại.

Trong một cửa hàng sách của Franklin, một anh chàng suy nghĩ gần một giờ đồng hồ, cuối cùng cũng hỏi nhân viên bán hàng: “Cuốn sách này bán bao nhiêu tiền?”

“Sáu Dollar”, nhân viên bán hàng trả lời.

“Sáu Dollar!” chàng trai hỏi lại: “Có thể rẻ hơn một chút không?”

“Chúng tôi bán với giá sáu Dollar” nhân viên bán hàng vẫn trả lời như vậy.

Chàng thanh niên xem xét một lúc, rồi lại hỏi: “Ông chủ có ở đây không?”

“Có” nhân viên bán hàng trả lời: “Có chuyện gì vậy? ông ấy đang bận ở trong kia!”

“Có thể mời ông ấy ra đây một lát được không?” chàng thanh niên kiên trì nhất định đòi gặp Franklin.

Thế là Franklin được mời ra. Chàng thanh niên liền hỏi: “Ngài Franklin, tôi muốn mua cuốn sách này, Ngài có thể bán rẻ hơn một chút không?”

“Sáu Dollar năm cent”, Franklin trả lời không cần phải nghĩ lâu.

“Sáu Dollar năm cent? Nhân viên bán hàng vừa mới nói là sáu Dollar cơ mà!”

“Đúng thế!” Franklin nói: “Nhưng tôi lấy thêm năm cent của cậu, vì không muốn bị cậu gọi ra đây để mặc cả giá sách, tôi đang rất bận!”

Chàng thanh niên giật nảy người. Cậu nghĩ, thôi nên kết thúc cuộc tranh luận do mình gây ra ở đây. Thế nên cậu trả lời: “Được thôi, vậy Ngài nói xem cuốn sách này được bán với giá thấp nhất là bao nhiêu?”    

“Sáu Dollar hai mươi cent”.

“Sao lại thành sáu Dollar hai mươi cent rồi? Ngài vừa mới nói là sáu Dollar năm cent cơ mà?”

 “Đúng thế!” Franklin bình tĩnh trả lời: “Giá hợp lí nhất mà tôi có thể đưa ra lúc này là sáu Dollar hai mươi cent”.

Chàng thanh niên gãi gãi mũi rồi lấy tiền ra đặt trên quầy thanh toán, sau đó cầm cuốn sách ra về.

Vậy Ngài Franklin này là ai? Ông chính là nhà vật lí nổi tiếng phát minh ra cột thu lôi, cũng là nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ chỉ đứng sau George Washington. Ông không chỉ là chủ nhà in, nhà xuất bản, mà còn là nhà văn (với bút danh là Richard Saunders), nhà phát minh, nhà khoa học và nhà ngoại giao, ông còn là nhân vật trợ giúp cho việc soạn thảo "Tuyên ngôn độc lập” của nước Mỹ.

Chỉ có người làm chủ trí tuệ và tài năng như vậy mới dám dạy cho chàng thanh niên mua sách kia một bài học suốt đời khó quên: đối với người có ý chí, thời gian chính là tiền bạc.

 

Cảm nhận:

Thời gian rất quan trọng, vì nó là cơ sở để tạo nên cuộc sống, đã từng có câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: đồng hồ quả lắc không quen được với dáng vẻ trầm tĩnh ít nói của đồng hố đeo tay, bèn nói với đống hồ đeo tay: “Này, trông cậu chả có khí thế chút nào? Cậu không nhắc nhở mọi người thì mọi người làm sao mà biết được bây giờ ìà lúc nào chứ?”

Đồng hồ đeo tay đã trả lời rất hay rằng: "Người hiểu được giá trị của thời gian không cần tôi nhắc nhở mà sẽ tự tìm đến với tôi”.

Nguồn: truyen8.mobi/t55054-cuoc-doi-vo-kich-chi-dien-mot-lan-chuong-3.html?read_type=1


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận