Tùng về thăm Dự. Quãng đường gần ba mươi cây số đi túc tắc bốn mươi phút là nhàn.Vừa đi đường Vừa nghĩ ngợi. Câu chuyện tối qua với anh bạn vẫn cứ lởn vởn trong đầu. Không thuyết phục được bạn thì chẳng thể làm gì. Bỗng anh kêu lên, ái dà dà! Ra rồi, hay rồi! Đúng là khối chuyện nảy ra lúc đi đường, nhưng mày cũng đừng quên là nhiều vụ tai nạn trên đường là do mải nghĩ ngợi đấy nhé.
Định quay lại ngay, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, vẫn phóng về với Dự đã.
Người phụ nữ mang thai là một bước ngoặt lớn, một sự kiện lớn trong đời. Lạ thế! Không thể giải thích được vì sao bỗng chốc, cái sinh linh nhỏ nhoi chứa tượng hình trong bụng lại trở thành cái neo gắn người mẹ với cuộc đời. Nó là ao ước, hy vọng, là chỗ cho Dự bấu víu, nương tựa. Nó chở che cô, an ủi cô, trấn an cô, xui cô làm những việc tốt, nói những điều lành, nghĩ những điều thiện. Buổi sáng, cô ra cửa hàng làm việc ba tiếng, buổi chiều hai tiếng. Thời gian thừa thãi cho việc đi chợ, nấu nướng bữa ăn cho hai mẹ con. có tủ lạnh, bếp ga, nồi cơm điện thì làm bữa ăn đơn giản gọn nhẹ hơn ở quê cô nhiều lắm. Thời gian còn lại cô dùng tất cả cho việc đọc sách báo. Tùng mượn về cho cô mấy tờ báo cuối tuần, có nhiều bài về văn hóa, nghệ thuật, văn thơ. Thói quen đọc sách từ bé ăn sâu vào tiềm thức, thành nếp sống bị lãng quên một thời gian, được khôi phục lại làm cuộc sống cô đầy ắp thông tin, bộn bề chuyện cần hỏi han, trò chuyện. Và sách... Con người không thể trưởng thành nếu không có sách. Dự được hướng dẫn đọc sách từ bé nên cô biết cách đọc cách nắm vấn đề, cách xử lí thông tin. Đọc sách có ghi chép như Dự, tính hữu ích, bổ ích của nó cao hơn hẳn lối đọc giải trí. Cũng chưa biết để làm gì, nhưng chỉ cần lúc rỗi rãi Xem lại cũng đủ sướng rồi. Cứ như lần đầu biết được thông tin chứ không phải là đọc lại. Khắc nghiệt nhất là thời gian. Không thể tin vào trí nhớ, nhất là khi công việc bộn bề, tuổi già xồng xộc theo sau. Việc ghi chép từ nhỏ, giờ lại tiếp tục là niềm vui sướng, thích thú của cô. Truyen8.mobi
Bụng Dự trông đã rõ. Thân trước áo đã vống lên. Dáng đi hơi thưỡn ra. Đấy là cái vẻ oai vệ của phụ nữ mang thai nỗi thèm khát của những người đàn bà độc thân, niềm hy vọng của các ông bố. Tùng nhìn ngắm Dự, dấy lên niềm thương yêu, hạnh phúc. Cầm quyển sổ trên bàn lên, giở xem mấy trang, anh giật mình xúc động. Thì ra, việc ghi chép khi đọc sách báo, Dự làm khá lâu rồi. Mấy câu thơ của Xuân Quỳnh nghe thật sướng tai, dù chỉ đọc thầm: Tay trong tay tôi đã bên người/ Tôi chẳng nói điều chi vĩnh viễn/ Vì mỗi sáng khi mặt trời hiển hiện/Là một ngày tôi lại bắt đầu yêu.
Nhiều câu châm ngôn là những món bổ dưỡng nuôi tâm hôn, mà phải nghĩ thế nào Dự mới ghi lại:
Nếu có thể, hãy đối với nhau tử tế và ta luôn có thể.
Thượng đế cho ta ký ức để ta vẫn có hoa hồng trong ngày đông buốt giá.
Có những người mãi đẹp, dù bao nhiêu tuổi. Họ chỉ chuyển vẻ đẹp từ ngoài gương mặt vào trong tâm hồn.
Có cách đạt được hạnh phúc mà không lệ thuộc vào hoàn cảnh.
Tùng đọc báo với con mắt của người quản lí nên bỏ qua những danh ngôn mà một số báo cuối tuần vẫn đăng. Không ngờ Dự lại đọc và ghi lại. Chỉ riêng việc này cũng nói lên nhiều điều. Mừng lắm.
Chữ học trò thon nhỏ, thoáng nhưng không bỏ nét, chỉ đơn giản nét đi. Không viết theo kiểu bọn trẻ nhắn tin bây giơ.
Một trang khác có tiêu đề: Tạo cân bằng trong cuộc sống:
1- Theo dõi thời gian, thời khóa biểu làm việc trong tuần để điều chỉnh, san sẻ, nhờ ai đó, hoặc bớt đi.
2- Phải biết lựa chọn.
2- Phải biết từ chối, hoặc cách nói không.
4- Để lại công việc ở nơi làm việc, về nhà thanh thản.
5- Nhờ người khác hỗ trợ.
6-Hãy biết chăm sóc bản thân.
Cuốn sách dạy kỹ năng sống anh mang về cho cô, nhưng chính mình cũng chưa đọc, mới chỉ đọc lời giới thiệu để nắm ý tưởng. Trong thâm tâm anh nghĩ, chỉ để cho bọn trẻ chứ không phải cho những người từng trải như mình. Giờ thấy Dự đọc, ghi lại như thế, thấy mình cũng cần áp dụng. Lại nghĩ, cái bọn Tây này, sao sách gì của nó cũng thiết thực thế nhỉ. Mình mà được đọc những loại sách này từ ngày mới ra trường có phải tốt bao nhiêu không. Mình cứ chửi nó là thực dụng, là chủ nghĩa thực dụng. Bây giờ mới ngộ ra là mình ngu. Ngu lâu. Hồi nào cụ Phạm Văn Đồng định nghĩa một câu về nhà trường vô cùng đơn giản nhưng vô cùng chuẩn xác: nhà trường là nơi chuẩn bị cho học sinh vào đời. Mình học cũng lắm, nhưng những kiến thức được học để sống ở đời, chẳng có bao nhiêu tác dụng. Mà cuộc đời, cần biết bao nhiêu kĩ năng sống như cuốn sách này dậy. Giá bé lại, chỉ hơn Dự dăm ba tuổi, chắc mình làm được nhiều việc hơn, hữu ích hơn.
Truyen8.mobi tiếp tục cập nhật đến bạn đọc chương tiếp theo một cách nhanh nhất. Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!