Ở Khardji, ngôi làng nơi em được sinh ra, người ta không dạy cho phụ nữ cách lựa chọn. Ở đó, đàn ông mới là những người có tiếng nói quyết định. Khoảng mười sáu tuổi, Shoya, mẹ em, kết hôn với cha em, Ali Mohammad al-Ahdel mà không hề phàn nàn gì. Bốn năm sau, khi cha em quyết định mở rộng gia đình bằng cách cưới vợ hai, mẹ em cũng ngoan ngoãn chấp nhận những dục vọng của chồng mình. Cũng chính với sự cam chịu như vậy mà thoạt tiên em đã chấp nhận đám cưới của mình mà không nhận thấy những điều được mất. Ở tuổi em, người ta không đặt quá nhiều câu hỏi. Truyen8.mobi
- Người ta tạo ra trẻ con như thế nào? một hôm em đã ngây thơ hỏi Omma.
- Khi lớn hơn con sẽ biết điều đó! mẹ vừa trả lời vừa xua tay trước câu hỏi của em.
Vậy là em đành bằng lòng cất đi nỗi tò mò trẻ thơ và quay lại vườn chơi với các anh chị em mình. Trò tiêu khiển ưa thích của chúng em là chơi trốn tìm. Thung lũng Wadi La’a, ở tỉnh Hajja, phía Bắc đất nước, nơi em được sinh ra, có tới nghìn lẻ một nơi ẩn náu trong đó chúng em có thể dễ dàng trốn nấp: những thân cây, những mỏm đá lớn, những chiếc hang do thời gian gọt đẽo nên. Khi mệt đứt hơi vì đã chạy nhảy quá nhiều, chúng em vùi đầu vào cỏ tươi và để mình được nâng niu trong chiếc tổ nhỏ màu xanh lục đó. Mặt trời vuốt ve làn da chúng em và làm rám nâu đôi má vốn đã sạm nắng của chúng em. Khi đã nghỉ xong, chúng em thích thú chạy theo những cô nàng gà mái và chọc ghẹo lũ lừa bằng cành củi.
Mẹ em có mười sáu người con. Với mẹ, người từng âm thầm đau đớn vì ba lần sinh hỏng, mỗi lần mang thai là một thách thức thực sự. Mẹ cũng đã mất đi một trong những người con của mình khi người con ấy chào đời. Bốn anh chị em khác của em, những người em không biết mặt, đã chết vì bệnh tật do không được bác sĩ chăm sóc. Những anh chị em ấy mới chỉ từ hai tháng đến bốn tuổi. Truyen8.mobi
Mẹ đã sinh ra em ở nhà, cũng theo cách mẹ đã sinh ra tất cả những người con khác trong gia đình. Mẹ nằm dài trên một chiếc chiếu bện, vừa toát mồ hôi, vừa chịu đựng nỗi đau của người tử vì đạo, vừa cầu nguyện đấng Allah phù hộ cho đứa trẻ sơ sinh của mình.
- Con đã mất rất nhiều thời gian để có thể ra đời. Các cơn co thắt bắt đầu vào lúc giữa đêm, lúc khoảng hai giờ sáng. Việc sinh nở kéo dài suốt nửa ngày, giữa mùa hè, trong tiết trời nóng nực khủng khiếp. Đó là một ngày thứ Sáu, ngày lễ, thỉnh thoảng mẹ kể lại để thỏa mãn óc tò mò của em.
Nhưng dù em có được sinh ra vào một ngày trong tuần thì điều đó cũng không thay đổi được gì lớn lao. Với Omma, không bao giờ có chuyện sinh con tại bệnh viện. Ngôi làng của chúng em, kẹt sâu trong thung lũng, nằm quá xa tất cả các cơ sở y tế. Với hơn năm ngôi nhà bằng đá, ngôi làng không có tòa thị chính, không có cửa hàng thực phẩm, không có xưởng sửa xe, không có thợ cạo, thậm chí không có cả đến nhà thờ! Người ta chỉ có thể đến đó bằng cách cưỡi la. Chỉ một vài tài xế liều lĩnh lái những chiếc xe tải nhỏ mới dám phiêu lưu trên con đường đầy sỏi đá trượt theo khe nước chảy - với điều kiện là phải thay lốp hai tháng một lần vì đường rất xấu. Thế nên hãy tưởng tượng những cơn co thắt nếu mẹ em chọn sinh ở bệnh viện... Mẹ sẽ sinh giữa đường mất! Omma nói rằng ngay cả các bệnh viện lưu động cũng không bao giờ mạo hiểm di chuyển đến tận làng Khardji! Truyen8.mobi
- Nhưng nếu ở nhà thì ai làm y tá? đôi lần em nằn nì hỏi khi Omma, mệt mỏi trước những câu hỏi của em, đã quên không kể cho em nghe đoạn cuối của câu chuyện em được sinh ra như thế nào.
- May mắn là có chị gái Jamila của con! Như mọi khi, chính chị gái con là người đã giúp mẹ cắt dây rốn bằng một con dao làm bếp. Rồi chị ấy tắm cho con và bọc con trong một mảnh vải. Anh trai Jad của con quyết định đặt tên con là Nojoud. Người ta nói rằng đó là một cái tên của người Ả rập du cư.
- Omma, con được sinh ra vào tháng Sáu hay tháng Bảy? Hay là giữa tháng Tám?
Thường thì tới lúc đó Omma bắt đầu khó chịu.
- Nojoud, khi nào thì con ngừng đặt tất cả những câu hỏi này hả? mẹ luôn trả lời em như vậy để chấm dứt chuyện hỏi han của em.
Thực ra, đó là vì mẹ không hề có ý niệm gì về ngày sinh của em cả. Bởi lẽ ngay cả tên em cũng như họ của em đều không được ghi trong các giấy tờ chính thức. Ở tỉnh, người ta sinh rất nhiều con mà không hề có chứng minh thư. Về phần năm sinh của em, chúng ta sẽ biết... Bằng suy diễn, mẹ em nói rằng bây giờ có lẽ em đã gần mười tuổi. Nhưng cũng rất có thể em mới chỉ tám hay chín tuổi... Trước sự nài nỉ của em, đôi khi mẹ cũng thử tính toán một cách khoa học bằng cách cố gắng lập lại thứ tự ra đời của các con mình, xác định thời điểm dựa trên các mùa, ngày mất của tổ tiên, ngày tiến hành hôn lễ của một số anh chị em họ và những lần gia đình em chuyển nhà. Đó thực sự là một bài tập luyện của các vận động viên nhào lộn!
Như vậy, sau một bài tính toán phức tạp hơn cả việc tính toán của người bán hàng xén, lần nào mẹ cũng kết thúc bằng việc suy ra rằng Jamila là người con lớn nhất trong gia đình, sau đó đến Mohammad, người con trai đầu tiên - và là “người đàn ông thứ hai” trong nhà, người có quyền quyết định chỉ sau cha em. Tiếp đến là Mona bí hiểm và anh Fares hăng hái. Rồi đến em, sau đó là đứa em gái “ưa thích” của em, Haêfa, người có vóc dáng từa tựa em. Cuối cùng là Morad, Abdo, Assil, Khaled và đứa em gái út, Rawdha có mái tóc xoăn tít. Về phần Dowla, “dì” của em, vợ hai của cha em, cô ấy không phải ai khác mà là một trong những người em họ xa của cha, cô ấy sinh được năm người con.
- Omma đúng là một con gà mái đẻ thực sự! Mona thường đùa như vậy khi chị ấy muốn chọc cười mẹ. Em còn nhớ nhiều lần mình đã thức dậy vào buổi sáng và phát hiện thấy trong giường mẹ một em bé sơ sinh đang được ủ ấp! Mẹ em sẽ không bao giờ ngừng sinh...
Tuy nhiên, Omma vẫn nhớ có một hôm bà từng tiếp đại diện của một hiệp hội mang tên “kế hoạch hóa gia đình”. Người ta đã kê cho mẹ những viên thuốc để tránh thai, thỉnh thoảng mẹ vẫn uống chúng vào những ngày mẹ nghĩ đến chuyện đó. Nhưng một tháng sau, trước sự ngạc nhiên lớn lao của mẹ, bụng mẹ lại một lần nữa phồng lên và mẹ tự nhủ rằng cuộc sống vốn đã là như vậy và đôi khi người ta không thể đi ngược lại tự nhiên. Truyen8.mobi
Khardji là tên rất hợp với ngôi làng. Trong tiếng Ả rập, Khardji có nghĩa là “ở bên ngoài”. Nói cách khác đó là ngôi làng ở đầu kia của thế giới. Thậm chí phần lớn các nhà địa lý học còn không quan tâm định vị mảnh đất nhỏ xíu này trên bản đồ. Để đơn giản hóa, ta có thể nói rằng Khardji nằm không quá xa so với Hajja, một thành phố khá nổi tiếng nằm ở Tây Bắc Yemen, phía trên thủ đô Sanaa. Để đi từ ngôi làng hẻo lánh này đến thủ đô, người ta phải mất ít nhất bốn tiếng đồng hồ đường nhựa và bằng ấy thời gian đường sỏi và cát. Khi các anh em trai của em đến lớp vào buổi sáng, họ phải mất hơn hai tiếng đồng hồ đi bộ mới đến được trường học, ngôi trường nằm trong một ngôi làng lớn hơn giữa thung lũng. Học hành là việc dành cho họ. Cha em, một người đàn ông rất bảo vệ con cái, cho rằng lũ con gái quá yếu đuối và quá dễ bị tổn thương để có thể phiêu lưu một mình trên những con đường gần như hiu quạnh ấy, nơi nguy hiểm rình rập đằng sau mỗi cây xương rồng. Vả lại, cha mẹ cũng không biết đọc biết viết và không ai trong số họ thực sự thấy biết đọc biết viết là điều cần thiết cho các con mình.
Như vậy trường học đồng ruộng chính là nơi em đã trưởng thành, được chứng kiến Omma chăm sóc gia đình và được đứng giậm chân khi thấy hai chị gái của mình là Jamila và Mona đi lấy nước ở suối bằng những chiếc can nhỏ màu vàng mà em chưa thể đi theo. Ở Yemen, thời tiết khô đến mức phải uống nhiều lít nước mỗi ngày để không bị mất nước. Khi em bắt đầu đi được, con sông là một trong những điểm đến chính của em. Nằm ở phía dưới ngôi nhà chỉ vài mét, con sông rất có ích đối với chúng em. Chính trong dòng nước trong vắt của con sông này mà Omma đã giặt giũ quần áo và súc rửa xoong nồi sau mỗi bữa ăn. Sáng sáng, khi cánh đàn ông đã ra đồng, cánh phụ nữ liền ra sông tắm rửa dưới bóng những tán cây rậm rạp. Vào những ngày giông tố, người ta thường lánh trong nhà để tránh sét và mưa. Nhưng ngay khi những tia nắng mặt trời xuất hiện trở lại xuyên qua những làn mây, người ta lại hối hả chạy ra sông, dòng sông ngập đầy nước, nước lên đến tận cổ em. Để tránh nước sông tràn bờ, các anh em trai của em thích thú xây những con đập nhỏ để thay đổi dòng chảy của nó. Chúng em đùa nghịch rất thoải mái. Truyen8.mobi
Trên đường đi học về, các anh em trai của em thu lượm cành cây để làm chất đốt cho tandour, chiếc lò truyền thống nơi chúng em nướng bánh khobz, thứ bánh mì của đất nước Yemen. Các chị em gái của em là những chuyên gia trong việc chuẩn bị thứ bánh giòn tan này. Thỉnh thoảng, chúng em rưới mật ong lên bánh, “vàng của Yemen” như người lớn vẫn thường nói. Mật ong trong vùng chúng em đặc biệt nổi tiếng và cha em có vài đõ ong mà ông chăm sóc với cả một sự dịu dàng đáng ngạc nhiên. Omma khát khao nhắc đi nhắc lại với chúng em rằng mật ong rất tốt cho sức khỏe, rằng nó mang lại cho con người ta năng lượng.
Bữa tối, theo truyền thống, mọi người trong nhà quây quần quanh sofrah, một tấm khăn trải bàn được trải ngay trên nền đất. Ngay khi Omma đặt lên tấm khăn trải bàn chiếc nồi lớn nóng hổi chứa đầy salta - món ragu thịt bò hay thịt cừu cùng nước xốt hồ lô ba, chúng em nhanh chóng thọc tay vào nồi để nắm lấy những nắm cơm và thịt thường nhanh chóng biến mất trong miệng chúng em. Bắt chước cha mẹ mình, chúng em đã học cách ăn bốc. Không đĩa, không nĩa, cũng không dao. Trong những ngôi làng Yemen, người ta ăn uống như vậy đấy.
Thỉnh thoảng, Omma dẫn chúng em đi “chợ thứ Bảy”, chợ họp hàng tuần ở giữa lòng thung lũng. Đối với chúng em, đây là một cuộc đi chơi lớn. Chúng em cưỡi lừa đến đó và mua thức ăn dự trữ cho những ngày sắp đến. Vào thời kỳ nắng to, Omma đội một chiếc mũ rơm trên tấm khăn trùm đầu màu đen che phần lớn khuôn mặt mình. Trông bà rất giống với một bông hoa hướng dương.
Chúng em sống những ngày tháng nói chung là hạnh phúc theo nhịp điệu lên xuống của mặt trời. Một cuộc sống đơn giản nhưng yên bình, không điện, không nước máy. Nằm khuất sau một bụi cây, nhà vệ sinh chỉ là một cái hố được bao quanh bằng những bức tường gạch thấp. Khi màn đêm buông xuống, phòng khách chính, được trang trí đơn giản bằng mấy chiếc gối dựa ném ngay xuống nền đất, biến thành phòng ngủ. Để đi từ phòng này sang phòng khác, chúng em phải đi qua sân ở giữa. Mùa hè, sân trở thành địa điểm chính cho sinh hoạt chung của chúng em, nó đáp ứng mọi nhu cầu của gia đình. Omma đặt ở đó một chiếc bếp ngoài trời nơi bà vừa ninh hầm món salta trên ngọn lửa được nhóm lên vừa cho những đứa con nhỏ nhất bú sữa. Các anh em trai của em ôn lại bảng chữ cái trong không khí thoáng mát. Còn các chị em gái của em thì ngủ trưa trong sân trên một chiếc giường được bện bằng rơm. Truyen8.mobi
Cha em thường xuyên vắng nhà. Thường thì cha thức dậy ngay khi những tia nắng đầu tiên chiếu xuống mặt đất để đi chăn đàn gia súc của mình. Cha có tám mươi con cừu và bốn con bò cái. Những con bò cái này cho chúng em đủ sữa để có thể làm bơ, sữa chua và pho mát tươi. Khi đi thăm những người sống ở các làng bên cạnh, cha luôn khoác ra ngoài chiếc zanna một chiếc vét tông màu hạt dẻ và thắt jambia vào thắt lưng. Người ta kể rằng con dao này, con dao mà cánh đàn ông nước em thường mang, con dao rất nhọn và được trang trí thủ công, chính là một biểu tượng của quyền lực, nam tính và uy tín trong xã hội Yemen. Đúng là con dao đã tạo cho cha một vẻ tự tin, một vẻ sang trọng không thể không nhận thấy. Em rất tự hào về Aba. Nhưng theo những gì em hiểu, con dao còn có ý nghĩa hơn cả một vũ khí lộng lẫy. Điều có ý nghĩa hơn đó luôn thuộc về người mang jambia đẹp nhất. Vả lại, giá của các jambia không giống nhau tùy theo cán dao được làm bằng nhựa, bằng ngà voi hay bằng sừng tê giác thật. Theo các quy tắc của văn hóa bộ tộc chúng em, người ta cấm sử dụng con dao này để tự vệ hay tấn công đối thủ trong trường hợp có tranh chấp. Ngược lại, jambia có thể được sử dụng như công cụ trọng tài cho các cuộc xung đột. Trước hết, đó là một biểu tượng của công lý trong bộ tộc. Có lẽ cha em đã không bao giờ nghĩ đến chuyện phải dùng đến nó cho tới cái ngày bất hạnh khiến chúng em phải rời bỏ ngôi làng của mình trong vòng hai mươi tư giờ.
Khi vụ “tai tiếng” nổ ra, em mới khoảng hai đến ba tuổi. Lúc đó, Omma đã lên thủ đô Sanaa do những vấn đề sức khỏe. Vì một lý do chắc chắn có liên quan đến sự vắng mặt này mà vào thời đó em không biết chi tiết, một cuộc tranh chấp dữ dội đã xảy ra giữa cha em và những người dân khác trong làng Khardji. Trong các câu chuyện, tên của Mona, người con gái thứ hai trong gia đình thường xuyên được nhắc tới. Người ta đã quyết định giải quyết vấn đề theo cách của bộ tộc bằng cách đặt các jambia và các bó tiền giữa những người chủ chốt. Nhưng diễn biến cuộc tranh luận đã xấu đi và một ngoại lệ diễn ra, những lưỡi dao sắc được rút khỏi vỏ. Dân làng buộc gia đình em tội nhạo báng danh dự của Khardji, làm hoen ố thanh danh của làng. Cha em không giữ được tự chủ. Cha cảm thấy bị lường gạt, bị giảm uy tín trước những người mà trước đây cha vẫn coi là bạn bè của mình. Mona được gả chồng trong ngày một ngày hai. Lúc đó, chị mới chỉ gần mười ba tuổi. Thực sự điều gì đã xảy ra? Em còn quá bé để có thể hiểu. Nhưng một ngày nào đó em sẽ biết. Chúng em phải lên đường gấp và để lại mọi thứ đằng sau: lũ cừu, lũ bò cái, lũ gà mái, đàn ong và cả kỷ niệm về những gì em luôn cho là một góc thiên đường nhỏ. Truyen8.mobi
* * *
Đến thủ đô Sanaa thật khó nhọc. Bụi bặm, ồn ào, thật khó có thể quen được với thủ đô.
Từ màu xanh của thung lũng Wadi La’a đến sự khô cằn của thành phố tỏa rộng tứ phía này, sự thay đổi quả là quá đột ngột. Khi người ta rời xa nơi trước kia là trung tâm thành phố, rời xa những ngôi nhà truyền thống đẹp đẽ bằng đất nén có cửa sổ sơn viền trắng giống như viền đăng ten, khung cảnh đô thị biến thành một khối thô thiển chằng chịt những ngôi nhà xây bằng xi măng vô hồn. Trong phố, em chỉ cao ngang các ống bô và khói dầu gazoan làm họng em khô rát. Rất hiếm có những công viên nơi chúng em có thể đến để hâm nóng chân tay. Phần lớn các tụ điểm giải trí đều phải trả tiền nên chúng chỉ được dành cho người giàu.
Chúng em chuyển đến ở tầng trệt của một khu nhà ổ chuột thuộc quận Al-Qa, trong một ngõ nhỏ chứa đầy rác bẩn. Aba bị suy sụp tinh thần. Ông nói rất ít. Ông đã mất đi cảm giác ngon miệng. Làm thế nào mà một người nông dân bình thường không bằng cấp và mù chữ lại có thể hy vọng nuôi nấng cả gia đình trong cái thủ đô vốn đã sụp đổ dưới một núi người thất nghiệp? Trước cha, những người dân khác trong làng cũng từng đến đây thử vận hội và họ đã phải đối mặt với đầy rẫy những khó khăn. Một số người đã phải cho vợ con đi ăn xin vài đồng xu lẻ tại những địa điểm công cộng. Cứ cố sức gõ mọi cánh cửa, cuối cùng cha em cũng được nhận vào làm chân quét rác cho phường sở tại, công việc cho phép cha vừa đủ trả tiền thuê nhà của chúng em. Mỗi khi cha em trả tiền thuê nhà chậm, ông chủ nhà lại nổi cáu và cao giọng với chúng em. Omma khóc rất nhiều. Không ai có thể xoa dịu nỗi đau khổ của bà. Truyen8.mobi
Mười hai tuổi, Fares, người con thứ tư của gia đình, bắt đầu có những ham muốn của những đứa trẻ cùng độ tuổi. Hàng ngày, anh vòi tiền mua kẹo, mua quần hợp thời trang và những đôi giày mới giống những đôi ta vẫn thấy trên các tấm biển quảng cáo. Những đôi giày đẹp mới tinh còn đắt hơn cả một tháng lương của Aba! Với bản chất vừa vui vẻ vừa hiếu động, anh lúc nào cũng đòi hỏi nhiều hơn nữa. Thậm chí anh đã đe dọa cha mẹ em rằng anh sẽ bỏ nhà ra đi nếu cha mẹ không đáp ứng được những ý thích thất thường của anh. Dù hay khoe khoang, nhưng anh chính là người anh trai ưa thích của em. Ít nhất thì anh cũng không đánh em, không như Mohammad, người anh trai lớn nhất trong nhà, người lúc nào cũng tự coi mình là sếp. Em khâm phục tham vọng của Fares, tính hăng hái của anh, cách anh chống lại tất cả mọi người mà không hề bận tâm đến phản ứng của những người xung quanh. Anh có sự lựa chọn của mình và khăng khăng thực hiện những lựa chọn đó. Đến mức khiến cả nhà khó chịu. Một ngày, sau khi tranh cãi với cha em, anh đã bỏ nhà đi thực sự và chúng em không còn gặp lại anh nữa.
Lần đầu tiên trong đời, em thấy Aba nhỏ vài giọt nước mắt. Để khỏa lấp nỗi buồn phiền, cha bắt đầu vắng mặt trong nhiều giờ liền để đi nhai qat với những người quen biết cũ. Cuối cùng cha cũng bị mất việc. Omma bắt đầu có những cơn ác mộng. Trong căn phòng chính nơi em ngủ cùng mẹ và các anh chị em khác trên những tấm đệm trải trên nền nhà, nhiều lần em đã bị những cơn thổn thức của mẹ đánh thức giữa đêm khuya. Mẹ đang rất đau khổ, có thể thấy rõ điều đó.
Chỉ còn lại một dấu ấn vô cùng nhỏ bé của anh Fares: một tấm ảnh chứng minh thư màu mà anh Mohammad giữ như một đồ vật quý giá ở sâu trong ví của mình. Trên ảnh là hình rất giống anh Fares: cái đầu thẳng đội một chiếc khăn vành màu trắng trên mái tóc nâu xoăn - chắc chắn là để trông có vẻ “người lớn” - mắt anh nhìn ống kính với vẻ tinh nghịch, đầy ranh mãnh. Truyen8.mobi
Và rồi, hai năm sau ngày anh bỏ nhà ra đi, chúng em nhận được một cú điện thoại bất ngờ, tín hiệu đầu tiên của sự sống:
- Ả rập Xê út... Mọi chuyện đều ổn... Chăn cừu... Con làm nghề chăn cừu... Mọi người đừng lo lắng gì cho con..., chúng em nghe thấy như vậy ở đầu dây bên kia.
Anh đã vỡ tiếng. Nhưng em vẫn nhận ra giọng anh ngay lập tức. Hình như anh còn có vẻ tự tin hơn. Rất nhanh, sau những tiếng lạo xạo, đường dây bị ngắt bởi tiếng tút dài trong thinh lặng. Làm thế nào mà anh Fares lại hạ cánh đến một miền đất xa xôi như thế? Chính xác thì anh đang ở thành phố nào? Liệu anh có may mắn được đi máy bay, được bay trong không trung, được xuyên qua những làn mây hay không? Và Ả rập Xê út, chính xác thì đất nước đó nằm ở đâu? Ở nơi anh ấy sinh sống liệu có biển hay không? Các câu hỏi cứ xáo trộn trong đầu em. Khi bất ngờ nghe được một cuộc chuyện trò giữa cha mẹ em và anh Mohammad, em tin mình đã hiểu được rằng anh Fares là đối tượng của một vụ buôn bán trẻ em. Người ta nói rằng buôn bán trẻ em là chuyện khá thường xuyên ở Yemen. Điều đó phải chăng đồng nghĩa với việc anh đã tìm thấy cha mẹ nuôi? Tóm lại, có lẽ anh đang hạnh phúc và cuối cùng anh cũng có thể tự mua cho mình kẹo ngọt và những chiếc quần jean màu xanh mà anh hằng mong ước. Còn em, em thấy nhớ anh khủng khiếp.
Để lấp đầy sự trống trải từ sự vắng mặt của anh Fares, em khép mình trong những giấc mơ. Những giấc mơ về nước! Không phải là sông mà là đại dương... Em đã luôn muốn mình được giống với một chú rùa để có thể nhúng chiếc đầu xuống nước. Em chưa bao giờ nhìn thấy biển. Với những chiếc bút chì màu, em vẽ những con sóng vào cuốn sổ nhỏ của em. Em tưởng tượng chúng có màu xanh lá cây hay màu xanh da trời.
- Chúng có màu xanh da trời! một ngày cô bạn gái Malak của em cải chính khi nhìn qua vai em. Truyen8.mobi
Malak và em đã trở nên không thể xa cách. Em gặp bạn ấy tại ngôi trường của khu phố Al-Qa nơi cuối cùng cha mẹ em cũng chấp nhận ghi tên cho em theo học. Trong giờ giải lao, chúng em thường chơi bi. Trong số bảy mươi học sinh - tất cả đều là nữ - lèn chật ních ở trong lớp, thì bạn ấy là người bạn thân nhất của em. Em đã học rất tốt lớp một và em vừa bắt đầu bước vào lớp hai. Hàng sáng, Malak qua nhà rủ em và chúng em cùng nhau đến trường.
- Cậu biết gì về chuyện đó? Truyen8.mobi
- Vào các kỳ nghỉ, cha mẹ mình cho mình đến Hodeêda. Ở đó, người ta có thể trông thấy biển, Malak trả lời em.
- Biển có vị như thế nào?
- Biển rất mặn!
- Thế còn cát, cát cũng có màu xanh à?
- Không, cát có màu vàng! Và cát rất êm, nếu mà cậu biết được...
- Thế người ta có thể thấy gì ở biển?
- Những con tàu, các loài cá và những người đang bơi...
Malak kể với em rằng ở đó bạn ấy đã được học bơi. Với em, người vẫn chưa bao giờ đặt chân đến một bể bơi thì điều này quả là hấp dẫn. Em đã cố gắng vô ích khi tìm cách hiểu xem làm thế nào bạn ấy có thể giữ thân mình nổi trên mặt nước, em không thể khám phá điều bí hiểm đó được. Em bỗng nhớ lại rằng ở Khardji, Omma lúc nào cũng kêu lên với em khi em tiến quá gần bờ sông:
- Cẩn thận, nếu ngã, con sẽ bị cuốn đi đấy!
Malak nói rằng mẹ bạn ấy đã mua cho bạn ấy một chiếc áo bơi nhiều màu sắc rất đẹp và rằng thậm chí bạn ấy còn biết xây lâu đài cát với những tòa tháp nhỏ và những cầu thang lớn, những lâu đài cát này sau đó sẽ biến mất dưới các đợt sóng. Một ngày, Malak áp vào tai em một chiếc vỏ sò lớn mà bạn ấy mang từ Hodeêda về.
- Cậu hãy lắng nghe và cậu sẽ nghe thấy tiếng biển.
- Tiếng sóng, đúng, tớ nghe thấy tiếng sóng! Thật khó tin! em kêu lên.
Với em, nước, trước hết là những cơn mưa, ngày nay, tại Yemen, mưa càng ngày càng hiếm. Có những lúc chúng em ngạc nhiên khi thấy mưa đá giữa mùa hè. Hạnh phúc xiết bao! Cùng các anh chị em của mình, chúng em vội vã chạy ra phố nhặt những cục nước đá để vào một chiếc chậu. Em tự hào đếm những cục nước đá đó, bởi vì ở trường, em đã được học đếm từ 1 đến 100. Khi đá tan ra, chúng em thích thú dấp nước đá lạnh để làm mát mặt. Chị Mona, tính nói chung là hay hờn dỗi kể từ khi chúng em chuyển đến sống tại Sanaa, thậm chí đôi lần cũng nhập bọn cùng chúng em trong những dịp đặc biệt như thế. Sau chuyến đi gấp gáp của chúng em từ Khardji, hai tháng sau, chị đã đến Sanaa gặp lại cả gia đình cùng người chồng được áp đặt vội vàng trong cuộc sống của chị.
Theo năm tháng, chị Mona dần dần lấy lại nụ cười tự nhiên, dáng vẻ đầy chế nhạo và tính hài hước thường khiến Omma phải nổi cáu. Chị đã sinh được hai bé con rất kháu khỉnh là Monira và Nasser, hai bé con khiến chị ngập tràn hạnh phúc. Thậm chí gia đình em và gia đình chồng chị cuối cùng cũng xích lại gần nhau. Để củng cố mối liên minh này, hai gia đình đã quyết định cưới một trong số các em gái của anh rể em cho anh trai Mohammad của em, theo truyền thống sighar. Truyen8.mobi
Nhưng mọi chuyện quá tốt đẹp để có thể kéo dài. Một ngày, đến lượt chồng chị Mona biến mất khỏi nhà, cùng lúc với chị gái Jamila của em. Liệu có phải họ đã trốn đi, như anh Fares, với hy vọng làm giàu ở Ả rập Xê út và có thể mang về cho chúng em những đồ chơi điện tử? Hay một chiếc ti vi với những hình ảnh sống động đầy màu sắc? Trong phòng mình, cha mẹ bắt đầu thường xuyên thì thầm về hai anh chị. Nhưng nhất quyết cấm bọn trẻ con không được đặt câu hỏi. Em chỉ nhớ rằng sau sự biến mất bí hiểm của họ, sự biến mất mà mãi sau này em mới hiểu rõ nguyên nhân, chị Mona lại một lần nữa thay đổi tính tình. Hầu như lúc nào chị cũng buồn bã và sầu muộn rồi đột nhiên, chị phá lên cười, tiếng cười trả lại cho chị tất cả vẻ đẹp tự nhiên, làm nổi bật đôi mắt lớn màu nâu và những nét tinh tế. 54a Mona, chị ấy thật quyến rũ.
Dù đang trong những ngày tươi đẹp hay những thời khắc tăm tối, chị luôn đặc biệt dịu dàng đối với em, thậm chí chị là người che chở cho em. Một kiểu bản năng của người làm mẹ. Đôi khi, chị rủ em đi bát phố xem hàng trên đại lộ Hayle, đại lộ nổi tiếng với những cửa hàng thời trang. Dán mặt vào kính, em thèm thuồng nhìn ngắm những trang phục dạ hội trang kim, những chiếc váy đỏ, những chiếc sơ mi bằng lụa màu đỏ, màu xanh da trời, màu tím, màu vàng, màu xanh lá cây... Em tưởng tượng mình biến thành công chúa. Thậm chí cũng có những chiếc váy cưới, giống những bộ trang phục trong phim hay những bộ trang phục thần kỳ của các nàng tiên. Thật đẹp. Thật đáng mơ ước.
Một buổi tối tháng Hai năm 2008, khi em vừa trở về nhà, Aba thông báo với em rằng cha có một tin tốt lành.
- Nojoud, con sắp lấy chồng, cha nói với em.
Truyen8.mobi chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!